Nhiều nhà kinh tế dự báo rằng Việt Nam vẫn có thể thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn từ FDI trong năm nay, tăng 2% so với năm ngoái. Tuy nhiên, để tăng khả năng thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn nữa, Việt Nam cần nâng cao các tiêu chí như bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng nhanh chóng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Hơn thế nữa, nước ta cần có sự cởi mở về chính sách thông suốt, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.
Bất chấp khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đây là nhận định của Viện nghiên cứu quốc tế Singapore trong báo cáo mới được công bố. Mặc dù dịch bùng phát đã tác động mạnh tới các hoạt động sản xuất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhưng Việt Nam vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quốc tế Singapore, do ảnh hưởng của đại dịch, hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nhất là đối với các tập đoàn sản xuất đồ may mặc và điện tử tại Việt Nam. Dù vậy, ở tầm vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam cho thấy sức bật đáng kể.
Thương mại vẫn tăng trưởng mạnh với tổng giá trị thương mại hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2021. Tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có được một phần là nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở các thị trường lớn. Đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Việt Nam vẫn đang là thị trường được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Báo cáo nhận định, những thách thức và tác động đối với hoạt động của các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trong năm 2021 có thể sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự báo Việt Nam vẫn có thể thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn FDI trong năm nay. Tăng 2% so với năm ngoái. Các chuyên gia cũng cho rằng. Môi trường đầu tư của Việt Nam về dài hạn vẫn có điểm mạnh vượt trội so với các nền kinh tế chủ chốt còn lại của ASEAN là sự ổn định chính trị. Ngoài ra, sự hấp dẫn của Việt Nam còn nhờ các chính sách riêng về sản xuất và công nghệ.
Nước ta cần làm gì để có thêm nhiều nguồn vốn FDI?
Theo Giáo sư Trần Đình Thiên
Để biến tiềm năng thành dòng vốn đầu tư thật thì Việt Nam cần có nhiều sự cởi mở hơn nữa trong chính sách thu hút đầu tư. Cần sửa đổi luật, cắt bỏ thủ tục hành chính không cần thiết. Qua đó để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Ông Thiên cho rằng. Chính phủ cần phân quyền nhiều hơn nữa cho các địa phương. Bởi mỗi tỉnh thành có thế mạnh lợi thế riêng, chính quyền địa phương là người hiểu rõ nhất. Nên họ sẽ có những chính sách sáng tạo để thu hút dòng vốn đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, chuyên gia này khuyến cáo. Sự cởi mở chính sách cần được nhất quán từ trung ương đến địa phương. Tránh tình trạng ở “trên rải thảm, dưới lại rải đinh”.
Ông Thiên cho biết thêm. Để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam cần hướng đến sự “đẳng cấp” hơn là số lượng như hiện nay. Theo đó, cần ưu tiên mời gọi các lĩnh vực công nghiệp sạch, năng lượng sạch, khoa học công nghệ…mạnh tay loại bỏ những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu
Từ trước nay, Việt Nam luôn tự hào về nguồn lao động trẻ dồi dào, giá rẻ. Nhưng nay cần phải nâng cao chất lượng, cải thiện năng suất lao động. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu. Ngoài ra, ông Hiếu chỉ ra một thực trạng. Đó là các khu công nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo được chốn an sinh cho người lao động, chuyên gia.
Theo ông Hiếu, việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cần hướng đến một hệ sinh thái đầy đủ. Trong đó, liền kề khu công nghiệp là những khu đô thị phụ trợ với đầy đủ tiện ích. Đảm bảo an sinh cho người lao động, chuyên gia làm việc. Những khu đô thị phụ trợ công nghiệp như vậy sẽ kéo người lao động đổ về lấp đầy các khu công nghiệp. Đây cũng là yếu tố để thu hút dòng vốn đầu tư một cách bền vững hơn.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Thông tin kinh tế tại đây.