Vì sao các nhà nhập khẩu ô tô đề nghị nhà nước giảm lệ phí trước bạ?

Để sở hữu một chiếc ô tô, bên cạnh giá niêm yết sẵn có thì người mua còn cần phải nộp một số khoản thuế, chi phí bắt buộc theo quy định của pháp luật đã đề ra để xe đủ điều kiện lăn bánh trên đường như phí trước bạ, chi phí đăng ký biển số xe, phí đăng kiểm, bảo hiểm dân sự bắt buộc,… Trong đó, có một loại phí được tính toán dựa trên giá trị của một chiếc ô tô, được gọi là lệ phí trước bạ. Và mới đây, các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam cũng đề nghị việc giảm lệ phí trước bạ cần được áp dụng chung cho cả dòng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc để kích thích nhau cầu mua sắm của khách hàng.

Lệ phí trước bạ ô tô là gì?

Lệ phí trước bạ là khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản phải kê khai
Lệ phí trước bạ là khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản phải kê khai

Lệ phí trước bạ là khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản phải kê khai. Và nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản vào sử dụng. Lệ phí trước bạ không chỉ được áp dụng với tài sản mới. Mà còn áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng tài sản đã qua sử dụng cho chủ sở hữu khác. Như vậy, lệ phí trước bạ ô tô được hiểu là khoản lệ phí mà người mua ô tô phải nộp cho cơ quan thuế. Đó là khi muốn đăng ký quyền sở hữu chiếc ô tô mới mua. Hoặc khi mua lại một chiếc ô tô đã qua sử dụng từ chủ sở hữu cũ. Giá tính thuế trước bạ được xác định cụ thể đối với từng loại xe theo Thông tư 304/2016/TT-BTC.

Động thái mới của nhiều nhà nhập khẩu ô tô

11 nhà nhập khẩu ô tô (gồm Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar Land Rover, Jeep, Porsche, Subaru, Volkswagen, Volvo và Ferrari) được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam. Qua đó vừa gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Quốc hội và Bộ Tài chính ý kiến góp ý về quy định hỗ trợ giảm phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

“Được biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Qua đó nhằm hỗ trợ các công ty ô tô trong đại dịch COVID-19. Chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả. Nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc”. Văn bản của 11 nhà nhập khẩu ô tô nêu.

Các doanh nghiệp này cho rằng. Năm 2021 nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện việc giãn cách xã hội. Qua đó để phòng chống dịch buộc tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô nguyên chiếc phải tạm ngừng kinh doanh. Sự phân biệt đối xử ưu tiên chỉ riêng với xe sản xuất lắp ráp trong nước là thiếu công bằng. Đặc biệt là đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối xe nguyên chiếc.

Áp lực của các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc

Áp lực của các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là phải gánh nhiều tổn thất
Áp lực của các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là phải gánh nhiều tổn thất

Các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng là những đơn vị đang phải gánh nhiều tổn thất. Đó là từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe hiện đang ngưng hoạt động. Trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí. Như là cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực. Năm 2020, những nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã chịu ảnh hưởng lớn. Đó là khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ chỉ áp dụng đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Và nó mang tính phân biệt đối xử đối với xe nhập khẩu.

Từ đầu năm 2021 đến nay, lượng xe nguyên chiếc nhập về Việt Nam của 11 doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 8% tổng lượng xe nhập về Việt Nam. Theo văn bản kiến nghị, mặc dù doanh số bán ra nhỏ hơn. Nhưng những nhà nhập khẩu xe nguyên chiếc lại đóng góp một khoản thuế rất lớn. Nó cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, các hạn chế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đang được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô. Do đó, các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam đề nghị việc giảm thuế trước bạ cũng cần áp dụng chung. Đặc biệt là cho cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đây cũng sẽ là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng.

Việt Nam đã từng giảm lệ phí trước bạ từ năm 2020

Lần đầu Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ cho các xe sản xuất và lắp ráp trong nước (Nghị định 70). Qua đó để kích cầu thị trường là vào cuối tháng 6/2020. Và thậm chí là kéo dài đến hết tháng 12/2020. Vào năm 2020, sau khi áp dụng quy định về giảm lệ phí trước bạ 50% cho các xe sản xuất và lắp ráp trong nước thì đã có nhiều khởi sắc. Tổng số ô tô khách tại Việt Nam bán ra đã tăng 3% so với năm 2019. Trong đó số lượng xe lắp ráp trong nước tăng 19%. Và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm 33%.

Đối với xe thương mại, tổng số lượng đã sụt giảm 19%. Số lượng xe lắp ráp trong nước cũng giảm 16%. Trong khi đó, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm 25%. Tính đến hết tháng 9, số liệu bán hàng của VAMA và TC Motor cho thấy. Doanh số ô tô du lịch bán ra đạt hơn 174.000 chiếc. Thấp hơn cùng kỳ năm trước 3,5%. Đáng chú ý, tháng 8 ghi nhận lượng xe bán ra thấp kỷ lục trong 6 năm qua.

Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Thông tin kinh tế tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *