Tổng hợp 5 màu sơn giúp phòng bếp “đẹp mê ly”

Phòng bếp được coi là trái tim của ngôi nhà và là nơi “nhóm lửa” yêu thương cho mọi gia đình. Vì vậy, có thể nói màu sơn tường của phòng bếp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe và hạnh phúc của cả gia đình. Đây cũng là một phần quan trọng tạo nên một căn bếp lý tưởng, mang đến không gian hoàn hảo cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn màu sơn cho phòng bếp sao cho vừa đẹp vừa phù hợp với không gian. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này và cũng đang gặp khó khăn khi chọn màu sơn cho phòng bếp thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của nmilner.com để hiểu thêm.

Tại sao phải chọn màu sơn thật hợp lý cho phòng bếp?

Có rất nhiều lí do mà khi sơn bếp chúng ta cần lưu ý để sơn màu bếp hợp lý. Từ xưa, người ta đã quan niệm rằng căn bếp chính là nơi gìn giữ và là cội nguồn của tổ ấm gia đình. Thế nên việc chăm sóc giữ gìn cho căn bếp là điều không thể không quan tâm. Bếp chính là không gian ấm cúng mà khi xây nhà khi thiết kế bạn cần quan tâm đến đầu tiên, để giữ gìn chăm sóc. Đặc biệt theo cả khoa học và phong thủy việc lựa chọn màu sơn cho phòng bếp cũng là một biện pháp tăng thêm tình cảm của mỗi gia đình.

Trên thực tế như chúng ta đã biết đến nhiều căn bếp với những màu sắc dễ chịu được lựa chọn, như màu trắng, màu gỗ, màu xanh,… và những màu thường xuyên được lựa chọn để thiết kế và phối cho căn bếp. Từ xưa khoa học và kinh nghiệm sử dụng trông dân gian đã chứng minh những căn bếp hoàn toàn có thể lựa chọn những gam màu tối để việc nấu nướng không bị bụi bẩn khó chịu. Và cũng theo kinh nghiệm của người xưa phòng bếp sơn màu sáng sẽ giúp căn bếp nhìn sáng sủa sạch sẽ hơn.

5 màu sơn phù hợp với phòng bếp mà bạn nên biết

Màu trung tính giúp phòng bếp hiện đại và tinh tế hơn

Màu trung tính giúp phòng bếp hiện đại và tinh tế hơn
Màu trung tính giúp phòng bếp hiện đại và tinh tế hơn

Với đủ độ đậm, nhạt cần thiết, bất cứ màu nào cũng có thể trở thành màu trung tính. Vấn đề là lựa chọn sắc độ nào. Nếu lo lắng về việc chọn “nhầm” màu sơn phòng bếp thì màu trung tính sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng. Những gam màu này thường bị xem là nhàm chán, thiếu cá tính nhưng thực tế không phải vậy. Theo phong thủy, màu trung tính mang tới sự ổn định cho gia đình. Nó sẽ giúp tạo sự hài hòa cho khu vực nấu nướng. Nếu biết cách phối trộn, những gam màu này lại khiến căn bếp trở nên hiện đại, tinh tế và ấm cúng hơn.

Màu đỏ giúp phá vỡ sự buồn tẻ trong bếp

Đỏ không phải là màu sơn phòng bếp phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng nó cũng là một lựa chọn cho những ai thích thêm chút gia vị cho không gian nấu nướng. Màu đỏ có tác dụng phá vỡ cảm giác buồn tẻ trong phòng bếp sử dụng màu tối chủ đạo. Nó là tâm điểm thu hút ánh nhìn trong không gian nấu nướng có nhiều thiết bị thép không gỉ. Lưu ý, màu đỏ cùng thuộc yếu tố Hỏa với căn bếp. Vì vậy, bạn không nên quá lạm dụng nó để tránh tạo cảm giác bực bội, nặng nề.

Nâu là gam màu rất dễ kết hợp

Nâu là gam màu rất dễ kết hợp
Nâu là gam màu rất dễ kết hợp

Nâu là màu của đất, nơi sản sinh ra thực phẩm. Gam màu này rất dễ kết hợp với những màu sắc khác. Căn bếp nếu có sự phối hợp giữa màu nâu và màu đỏ thì sẽ trong rất chuyên nghiệp. Màu nâu đỏ trên tường ăn nhập hoàn toàn với hệ tủ nâu đậm. Ngay cả tủ bếp xanh lá cũng bổ sung cho cặp màu này.

Màu trắng giúp bếp thời thượng hơn

Màu trắng rất thích hợp với không gian nhà bếp. Vì chúng mang tới cảm giác sạch sẽ. Đây cũng là phông nền hoàn hảo để phối cùng nội thất, phụ kiện hay đồ dùng bếp. Gam màu này có tác dụng đánh thức các giác quan trong không gian chuẩn bị thức ăn. Nó sẽ giữ cho căn phòng không quá đơn điệu, lạnh lẽo. Chính vì vậy mà nó rất thích hợp để sơn tường và tủ bếp.

Vàng nhạt là màu sơn phòng bếp hoàn hảo nhất

Nhiều gia chủ cùng các nhà thiết kế nội thất cùng chung nhận định rằng vàng nhạt là màu sơn phòng bếp hoàn hảo nhất. Được đánh giá là có khả năng thúc đẩy sự xã hội hóa, màu vàng giúp nâng cao tinh thần. Từ đó nó sẽ mang tới sự vui vẻ cho các thành viên trong gia đình trong suốt bữa ăn. Bạn nên chọn màu vàng nhạt, tránh xa những màu rực rỡ vì dễ khiến bầu không khí căng thẳng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *