Đại dịch đã gây ra những thay đổi to lớn trong lĩnh vực bất động sản toàn cầu. Với một số quốc gia nổi lên từ sau đám mây Covid-19. Đầu tư bất động sản toàn cầu đã trải qua một sự thay đổi lớn trong nửa đầu năm 2021 khi khu vực dân cư nhiều gia đình vượt qua văn phòng để trở thành khu vực toàn cầu lớn nhất. Đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường.
Trên toàn cầu, nhiều người mua nhận thấy rằng ngôi nhà của họ không còn phù hợp với nhu cầu của họ do chuyển sang làm việc kết hợp. Điều này dẫn đến doanh số bán hàng tăng lên khi người mua cần bất động sản mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của họ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa nhận thấy sự chuyển dịch nhanh chóng sang làm việc kết hợp, vì nhà nhỏ hơn, thời gian đi làm tương đối ngắn và lực lượng lao động vẫn muốn có không gian văn phòng thực tế để kết nối và cộng tác xã hội.
Theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến người dân
Trong bối cảnh hiện tại, khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành và là tháng 7 âm lịch, nhiều người cho rằng đây là tháng xui xẻo và không nên làm việc lớn, nhưng nhiều nhà đầu tư đã rút kinh nghiệm cho rằng đây là thời điểm tốt để mua bất động sản giá rẻ.
Anh Nguyễn Văn Hải (hiện đang sinh sống tại Đống Đa, Hà Nội) cho PV Dân Việt biết quan điểm của anh luôn “mua khi thị trường bình lặng và bán khi thị trường sôi động”. Anh cho rằng đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư có tiền “săn đất” bán cắt lỗ.
Đông đảo của nhà đầu tư F0 vào thị trường bất động sản
“Nếu quan sát kỹ các cơn sốt, ai cũng đổ xô đầu tư với hy vọng sinh lời. Hầu hết các cơn cuồng đất đều có sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư F0. Đây là những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Cơn sốt đất nước thường kéo dài đến khoảng 3 tháng. Nhiều nhà đầu tư F0 vẫn chưa rút khỏi thị trường hoặc muốn giá cao hơn vì tham lời. Quan trọng nhất là nhiều người từ nhiều nơi đã huy động vốn để mua đất. Đến nay, họ thấm đòn vì nợ nên có tâm lý bán cắt lỗ ”, anh Hải nói.
Ngoài ra, thời điểm khoảng tháng 7 âm lịch khi nhiều người kiêng bỏ tiền mua vào thời điểm này là cơ hội để các nhà đầu tư lâu năm ép giá chủ đất xuống. “Đối với những người đầu tư đất lâu năm thì không có vấn đề gì. Họ mua chờ lấy lãi bán chứ không phải để ở”, ông Hải nói.
Tranh thủ gom đất của các các nhà đầu tư từ F0 từ các cơn sốt giá rẻ
Ngoài ra, cũng theo nhà đầu tư Nguyễn Văn Hải cho biết, để biết rõ mảnh đất mua phải có đúng là cắt lỗ hay chỉ là chiêu của người bán thì nhà đầu tư nên chọn ra một vài khu vực có tiềm năng, cơ sở hạ tầng tốt, không nên quan tâm toàn thị trường sẽ khó nắm bắt. Cùng với đó, nhà đầu tư cần theo dõi giá cả tại nơi đã lựa chọn từ lúc sốt đất đến thời điểm “xuống tiền” để mua được mức giá hợp lý.
“Chỉ cần tập trung vào khu vực đã chọn và theo dõi giá từ trong cơn sốt. Ví dụ, tôi mới mua một lô đất ở Bắc Giang từ một chủ đầu tư khác. Tổng diện tích hơn 110m2 với giá 1,4 tỷ. Từ lúc sốt tôi đến xem nước nên biết vị trí, hạ tầng xung quanh. Lúc đó người bán còn đưa cho tôi xem giấy tờ giao dịch mua 1,7 tỷ nên tôi mua với giá rẻ hơn đến 300 triệu đồng ”, anh Hải nói. Anh Hải cũng cho biết, để chắc chắn cần có cam kết rõ ràng. Trong đó, nếu thời gian giãn cách kéo dài hơn thì thời gian sang tên sẽ thay đổi.
Mua bán ồ ạc trên thị trường trong thời điểm dịch bệnh
Theo anh Nguyễn Văn Tùng – nhân viên kinh doanh bất động sản Hà Nội, trong cơn sốt đất anh cũng đi khắp khu vực quanh Hà Nội bán đất. Vào thời điểm đó, thị trường chùng xuống khi nhiều nhà đầu tư có tiền chờ mua đất “cắt lỗ”.
Anh Tùng cho rằng, quả thật có hiện tượng cắt lỗ ồ ạt. Nhưng cũng có nhiều người không chịu được áp lực tài chính mà đành chấp nhận bán. Không chỉ các nhà đầu tư từ F0, mà các nhà đầu tư lâu năm cũng bị lỗ.
Một nhân viên môi giới giải thích thêm: “Hiện tượng cắt lỗ đối với nhà đầu tư lâu năm không phải là bán hết mà lúc nóng vội họ mua 3-5 mảnh. Giờ đây khi cần tiền để xoay vốn sang lĩnh vực khác, họ mới chấp nhận bán 1 mảnh để. Bởi với kinh nghiệm đầu tư nhiều năm, họ biết rằng nếu thị trường phục hồi thì họ vẫn có lãi, thậm chí còn có lãi nhiều hơn ”.
Ngăn chặn sự trở lại của con sốt đất ảo
Để hạn chế sốt đất, Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan công khai, minh bạch quy hoạch; xây dựng bảng giá đất, tăng kiểm tra quản lý, sử dụng đất, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, xử lý trường hợp cố tình gây rối…
Cùng đó, để có số liệu toàn cảnh về thị trường nhằm ngăn chặn sốt đất. Mới đây Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương báo cáo về giải pháp, kết quả xử lý hiện tượng tăng giá đất thời gian qua. Theo Bộ Xây dựng, trong quý I có hiện tượng tăng giá đất cục bộ tại nhiều địa phương.
Trước tình hình trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các địa phương có giải pháp để kiểm soát quản lý thị trường. Qua đó đảm bảo ổn định thị trường BĐS tại các địa phương. Do đó, đề nghị các địa phương báo cáo các giải pháp và kết quả thực hiện theo yêu cầu tại văn bản nêu trên để ổn định thị trường BĐS tại địa phương. Cụ thể như diễn biến tình hình giá đất hiện nay tại khu vực có hiện tượng sốt đất.