Mỗi năm, thị trường EU lại nhập khẩu khoảng 130 tỷ Euro rau quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, rau quả của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần tại thị trường này, một con số rất nhỏ so với với mức tiêu thụ thực tế. Bên cạnh đó, các nước thành viên EU ngày càng có nhu cầu cao đối với các loại rau quả nhiệt đới của Việt Nam, vì vậy, đây là cơ hội một cách triệt để chúng ta gia tăng thị phần cũng như góp phần giải quyết các nỗi lo cho bà con nông dân. Vậy hướng đi nào là đúng đắn nhất cho hiện tại?
Thị trường EU có nhu cầu cao đối với các loại rau quả của Việt Nam
Các loại trái cây Việt xuất khẩu sang EU gồm: Thanh long, chanh leo, dừa, sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt, chanh không hạt…8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này đạt 88,5 triệu Euro. Trong đó sản phẩm tươi tăng 7,7%. Nhiều dòng rau quả nếu như trước đây chịu mức thuế suất 10 – 20% thì nay về 0%. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các nước chưa có FTA. Như Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Mỹ Latin.
Tiềm năng thị trường, nhu cầu tiêu dùng rau quả nhiệt đới mới lạ tại EU tăng cao. Trong đó sản phẩm rau quả tươi tăng từ 15 – 20%/năm. Sản phẩm chế biến tăng trên 30%. Quy định thủ tục đối với sản phẩm thực vật của EU theo hướng hậu kiểm. Khác với quy định một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Việt Nam chưa thể tận dụng cơ hội xuất khẩu rau quả sang EU
Các nước EU đang trong quá trình phục hồi rất mạnh mẽ. Sau giai đoạn phong tỏa, giãn cách, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thực phẩm của người dân EU sẽ tăng nhanh. Nhưng Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội do chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiết kế bao bì, đóng gói, mẫu mã, vật liệu bao gói chưa phù hợp với thị hiếu, xu hướng tiêu dùng EU…Mặt khác, chi phí logistics quá cao, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU còn khiêm tốn. Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp…. Các chương trình quảng bá, xây dựng thương hiệu rau quả tại thị trường EU còn rời rạc và khá mờ nhạt.
Cần một chương trình tổng thể
An toàn thực phẩm, tăng cường khâu quảng bá, xúc tiến thương mại. Cũng như giải quyết các khó khăn trong logistics được nhìn nhận là mấu chốt để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Ông Nguyễn Trung Kiên- Đại sứ Việt Nam tại Áo- nhấn mạnh. An toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường là những vấn đề người dân EU ngày càng coi trọng, đòi hỏi cao. Nếu rau quả không đảm bảo yếu tố này sẽ không thể có chỗ đứng ở EU.
Còn theo bà Nguyễn Thị Bích Huệ- Đại sứ Việt Nam tại Italy- cho biết. Italy là thị trường nhập khẩu hoa quả khá lớn. Song tỷ trọng của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Mặt hàng rau quả của Việt Nam đã được biết đến nhưng rất ít. Để xuất khẩu được trái cây vào Italy nói riêng, thị trường EU nói chung cần làm thế nào để trái cây Việt được biết đến nhiều hơn EU. Công tác quảng bá còn nhiều việc phải làm.
Ông Thái Xuân Dũng- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Séc- bày tỏ quan điểm. Chi phí logistics đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm rau quả xuất khẩu vào thị trường Séc nói riêng cũng như EU nói chung. Cần tìm cách kéo giảm chi phí xuống. Bên cạnh đó, rau quả chế biến sẽ đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Cần đầu tư công nghệ thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Thông tin kinh tế tại đây.