Với những gia đình có kinh phí và thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cần thiết, việc xây dựng nhà có tầng hầm đem lại thêm một không gian tiện lợi luôn được gia chủ quan tâm. Đối với những ai đang đắn đo và chưa hiểu rõ về xây dựng tầng hầm thì có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bài viết sẽ đề cập chi tiết về các ưu, nhược điểm của việc xây dựng tầm hầm cũng như những kinh nghiệm bổ ích được tích lũy từ các chuyên gia xây dựng, từ đó gợi ý, giải đáp những vướng mắc cho bạn cũng như giúp bạn đưa ra kế hoạch cụ thể về việc xây tầng hầm cho ngôi nhà của mình.
Khái niệm tầng hầm trong xây dựng
Tầng hầm được tính là một tầng hay nhiều tầng của ngôi nhà. Tầng này nằm dưới tầng trệt và được xây dựng hoàn toàn dưới lòng đất. Một ngôi nhà có thể được xây tối đa 5 tầng hầm. Tầng bán hầm là là một loại tầng hầm nhưng được xây dựng một nửa dưới lòng đất. Nửa còn lại của nó nằm trên mặt đất để lấy sáng và thông thoáng.
Hiện nay, không chỉ có các khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn mới sử dụng tầng hầm, tấng bán hầm. Nhiều chủ đầu tư khi xây dựng nhà phố đều có nhu cầu xây tầng hầm cho ngôi nhà của mình. Vậy thực tế gia chủ có nên xây nhà có tầng hầm không? Để làm rõ vấn đề này, bài viết sẽ đưa ra ưu, nhược điểm khi xây dựng tầng hầm. Từ đó chủ đầu tư có thể tự quyết định xem có nên xây nhà có tầng hầm không và tham khảo đến những kinh nghiệm hữu ích.

Ưu điểm của xây dựng tầng hầm trong nhà
Không gian để xe tiện lợi
Với những ngôi nhà phố dạng ống có diện tích hẹp, quỹ đất hạn chế thì chỗ để xe là bài toán khó với nhiều gia chủ. Vì vậy nếu xây nhà có tầng hầm thì đây sẽ là khu vực để xe cho cả gia đình. Điều này giúp chiếc xe được bảo vệ tốt khỏi những tác động của thời tiết. Nó cũng giúp gia chủ tiết kiệm chi phí gửi xe. Hoặc nếu căn nhà của bạn dùng để thuê thì có thể giải quyết vấn đề chỗ để xe của người thuê nhà.
Nơi lưu giữ, chứa đựng đồ đạc ít sử dụng
Bạn có thể bố trí đặt các máy móc ở dưới tầng hầm như: hệ thống điều hòa, máy nước nóng, cầu giao,.. Bạn có thể sử dụng không gian tầng hầm như một nhà kho để lưu giữ các đồ đạc ít khi sử dụng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm không gian sử dụng trên mặt đất cho ngôi nhà của bạn. Ngôi nhà sẽ trở nên thoáng đãng, gọn gàng hơn.
Nâng cao mặt bằng chung và hứng được nhiều ánh sáng cho ngôi nhà
Nếu chủ đầu tư lựa chọn xây tầng hầm sẽ giúp nâng độ cao mặt bằng chung của ngôi nhà. Nó giúp không gian bên trong nhà thông thoáng hơn. Ngoài ra tầng hầm cũng giúp các tầng phía trên hứng được nhiều ánh sáng hơn. Nó giúp nhà tránh ẩm thấp, mốc meo ngôi nhà. Nếu như xây thêm tầng hầm, ngôi nhà của bạn sẽ trông sang trọng hơn rất nhiều. Nó sẽ không quá chật chội. Lúc này không gian tầng trệt bạn có thể tự do trang trí mà không cần lo về việc để xe.

Nhược điểm của việc xây dựng tầng hầm trong nhà
Tốn nhiều chi phí xây dựng
Việc xây dựng tầng hầm sẽ tốn nhiều chi phí xây dựng hơn so với một tầng bình thường. Chi phí chênh lệch chủ yếu nằm ở công tác đổ bê tông và chống thấm cho hầm. Nó phải được tiến hành kỹ càng hơn các tầng khác. Hầm càng sâu thì chi phí xây dưng càng lớn. Trung bình đơn giá cao hơn hoảng 150-200% đơn giá xây tầng bình thường. Vì vậy gia chủ chỉ nên xây dựng tầng hầm nếu đảm bảo chi phí xây dựng cho phép. Tuy nhiên nếu như thu nhập từ việc cho thuê tầng trệt (tầng hầm) có thể bù đắp nhanh chóng chi phí làm hầm. Đơn cử như karaoke, công ty bất động sản, văn phòng trụ sở…
Nhà thầu phải có kinh nghiệm lâu năm
Việc xây dựng tầng hầm sẽ yêu cầu phải đào sâu phần móng nhà xuống. Vì vậy nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới các ngôi nhà xung quanh. Nếu phần móng của các nhà lân cận nông thì nguy cơ nghiêng đổ, sụp lún sẽ rất cao. Để tránh các rủi ro này yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công lâu năm trong việc gia cố nền móng và xử lý các sự cố khi đang thi công công trình.
Phải đủ điều kiện được cấp phép
Không phải ngôi nhà nào cũng đủ điều kiện để được cấp phép xây tầng hầm. Nhà phố phải đáp ứng những yêu cầu và quy định sau của nhà nước thì mới được phép xây dựng hầm nhà phố. Sau khi tìm hiểu tất cả những điều trên, chắc hẳn chủ đầu tư đã có thể đưa ra quyết định có nên xây nhà có tầng hầm không?
Những kinh nghiệm khi xây dựng tầng hầm cần biết
Về thiết kế diện tích

Kinh nghiệm thiết kế của nhiều kiến trúc sư và gia đình cho thấy: diện tích của tầng hầm trong ngôi nhà sẽ phụ thuộc rất lớn vào diện tích mảnh đất và nhu cầu sử dụng của gia đình. Mặt khác, trong trường hợp không thể đào sâu tầng hầm thấp hơn so với nền nhà thì gia đình có thể lựa chọn giải pháp thiết kế tầng hầm 1 trệt từ ngoài vào là tầng hầm. Sau đó nó dẫn thẳng lên tầng trên của ngôi nhà. Phương án thiết kế nhà có tầng hầm này rất hay được áp dụng cho những ngôi nhà biệt thự sân vườn. Nó cũng rất thuận tiện và đẹp mắt.
Về ánh sáng
Một kinh nghiệm khác mà bạn cũng cần phải lưu ý khi thiết kế tầng hầm cho ngôi nhà của mình đó là: bố trí ánh sáng. Theo đó, ánh sáng được sử dụng cho tầng hầm cần phải đủ sáng nhưng vẫn phải đảm bảo tiết kiệm. Kinh nghiệm thiết kế kiến trúc cho thấy bạn nên tận dụng các loại đèn compact hay đèn neon. Ngoài ra, tầng hầm cũng phải được bố trí cửa sổ thông thoáng và quạt thông gió. Chúng sẽ giúp hút được mùi khói xe, xăng dầu. Trong trường hợp cần thiết nếu bạn muốn ngôi nhà có tầng hầm đẹp thì nên thiết kế thêm giếng trời cũng rất hiện đại và phong thủy.
Về độ an toàn và chống thấm
Mức độ an toàn của tầng hầm cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Trong tầng hầm, bạn tuyệt đối không được cất chứa các loại chất dễ gây cháy nổ. Bạn có thể sử dụng các loại tủ chuyên dụng để cất giữ dụng cụ sửa xe và hóa chất. Ngoài ra, trong khu vực của tầng hầm thì bạn cũng nên thiết kế thêm hệ thống báo cháy. Khu vực này thường có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ nhất trong nhà. Nhà có tầng hầm cũng cần được xây dựng nằm ở nền đất cao ráo, khô thoáng.
Kinh nghiệm thiết kế nhà của nhiều gia đình cho thấy bạn cũng không được lơ là vấn đề úng nước, chống thấm. Do vậy, lối vào trong hầm sẽ phải có mương thoát nước. Nó sẽ giúp cho tầng hầm không bị chảy nước ngược vào bên trong. Để hạn chế tầng hầm bị thấm nước từ bên ngoài thì bạn cũng cần cho thợ đúc bê tông cho vách hầm.