Những chuyển đổi nào cho bất động sản Việt Nam trước và sau đại dịch?

Thị trường nhà ở đang tăng mạnh trong vài năm gần đây – đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thị trường nhà ở luôn biến đổi liên tục. Xu hướng bất động sản thay đổi liên tục có thể đúng yên hoặc tăng vọt. Giá trị nhà tăng vọt, nhu cầu của người mua tăng vọt và tỷ lệ thế chấp đạt mức thấp lịch sử. Cuối cùng, nhà ở trở thành một trong số ít những điểm sáng trong một thời gian khó khăn khác. Tuy nhiên, nhiều phân khúc cũng sẽ có sự phục hồi và phát triển sau đại dịch. Liệu rằng những chuyển biến mới nào sẽ diễn ra? Hãy cùng chúng tôi xem xét các xu hướng gần đây nhất. Đồng thời, dự đoán thị trường nhà ở cho năm 2022.

Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam

Tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế thì nhìn về dài hạn. Bất động sản Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng. Bởi bất động sản luôn là “nơi trú ẩn” tài sản đảm bảo tính an toàn. Có thể sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ trong thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa bất động sản và các kênh khác.

Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam
Việc mất cân bằng cung cầu sẽ khiến thị trường dậy sóng ngay khi bệnh dịch được khống chế

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục nhận được nhiều xung lực phát triển mới từ một loạt nhân tố. Cụ thể, sự điều chỉnh thể chế về xây dựng và kinh doanh bất động sản, về cơ cấu cung – cầu. Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ tiếp thị, chính sách khuyến mại trong phân phối và khai thác sản phẩm bất động sản.

Đặc biệt, việc kéo dài thời gian nộp thuế. Qua đó, giảm bớt gánh nặng các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dịch COVID-19 đang được thực hiện cho cả năm 2020 – 2021. Cũng giúp ngân hàng và doanh nghiệp có thêm nguồn lực giá rẻ cho hỗ trợ tài chính trong kinh doanh bất động sản.

Lãi xuất hạ vào những tháng cuối năm

Bên cạnh đó, năm 2021 đang là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua. Lãi suất hạ luôn là xung lực tốt cho thị trường bất động sản do giúp giảm được chi phí vốn và điều kiện trả nợ. Do đó các hộ gia đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà hay đầu tư.

Không những vậy, những vướng mắc liên quan đến pháp luật đất đai đã và đang được gỡ rối trong luật Đầu tư 2020. Cũng như đề án sửa đổi toàn diện Luật đất đai 2013 đang được tiến hành. Đặc biệt, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương liên tục có những chỉ đạo để hỗ trợ hơn nữa. Giúp các nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản.

Tiềm năng phát triển bất đại dich

Cũng tại diễn đàn, ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland cho rằng, dù đại dịch gây ra nhiều khó khăn nhưng thị trường bất động sản vẫn xuất hiện điểm đầu tư đáng chú ý. Đó là chuỗi đô thị ven sông Hồng. Ông Khiêm cho biết, trong quy hoạch đô thị sông Hồng, yếu tố nền tảng cốt lõi vững chắc nhất chính là hạ tầng giao thông.

Tiềm năng phát triển bất đại dich
Dự án quy tụ nhiều lợi thế vẫn thu hút khách hàng bất chấp đại dịch

Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có 10 cây cầu được xây mới và bổ sung qua sông Hồng. Trong đó cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được triển khai sẽ mở thêm 4 làn lưu thông. Do đó, tăng gấp đôi lưu lượng giao thông. Cầu Trần Hưng Đạo nối từ quận Long Biên sang trung tâm Hoàn Kiếm cũng vừa được phê duyệt phương án thiết kế.

Kết hợp với nút giao thông Cổ Linh hiện đại đã thông tuyến với 4 tầng xe chạy, 6 đường dẫn kết nối thuận lợi các tuyến lưu thông huyết mạch. Bao gồm: Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Khơi thông việc di chuyển vào nội đô, góp phần giảm thiểu ùn tắc. Đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội. Khi hạ tầng khu vực bứt phá mạnh mẽ thì giá trị bất động sản cũng liên tục tăng trưởng.

Ảnh hưởng của đại dịch đến tình hình kinh tế xã hội

Ở khía cạnh thị trường, ông Khiêm đánh giá, khi đại dịch ập đến cũng khiến tư duy người mua nhà thay đổi rất nhiều. Thứ nhất, đối với khách hàng mua nhà để ở. Trước đây, khi muốn mua một căn hộ, điều đầu tiên họ quan tâm là vị trí cách bao xa so với trung tâm. Mua càng gần trung tâm càng tốt. Nhưng khi dịch ập đến, họ quan tâm nhiều đến các rủi ro. Nhất là rủi ro về sức khỏe, cộng thêm thời gian giãn cách kéo dài.

Đồng nghĩa với việc phải ở nhà nhiều hơn, có khi là 24/24. Họ nhận ra cuộc sống tại khu vực trung tâm đông đúc trở nên bí bách tù túng. Họ cần một không gian sống rộng hơn, xanh hơn, đầy đủ tiện ích hơn để có thể nghỉ dưỡng. Qua đó tận lận hưởng cuộc sống ngay trong chính ngôi nhà của mình. Lúc này người mua nhà có xu hướng dịch chuyển ra các khu đô thị vùng ven đô. Họ chấp nhận đi xa hơn một chút để được sống tại nơi có không gian sống trong lành.

Thứ hai, đối với các nhà đầu tư. Nếu như trước dịch. Các nhà đầu tư Hà Nội có xu hướng “đánh bắt xa bờ”, chuộng dòng bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch thì khi đại dịch ập đến. Họ nhận ra rằng, các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống không còn là lựa chọn lý tưởng nhất vào thời điểm này. Bởi không ai biết được dịch có thể quay lại vào lúc nào. Trong khi con người thì luôn có nhu cầu tận hưởng, thư giãn, giải trí.

Nhận xét đánh giá của các chuyên gia

Do đó, họ chuyển hướng sang đầu tư các mô hình bất động sản thích ứng kịp thời với thị hiếu của thị trường. Như bất động sản ven đô, bất động sản chăm sóc sức khỏe, bất động sản du lịch tại chỗ.

Nhận xét đánh giá của các chuyên gia
Sự quay trở lại mãnh liệt hơn của thị trường bất dộng sản sau đại dịch

Ông Khiêm đánh giá, thị trường bất động sản sẽ như một chiếc lò xo bật tung sau mùa dịch. Bởi rất nhiều tác động khách quan. Nhìn về bối cảnh chung của nền kinh tế có thể thấy vàng, chứng khoán, ngoại tệ, hay là gửi tiết kiệm đã không còn là những kênh đầu tư hấp dẫn nữa.

Bằng chứng là chứng khoán tăng giảm thất thường, rất khó đoán định. Lãi suất huy động tiết kiệm cũng giảm thêm 0,1-0,2%. Trong khi đó, bất động sản chỉ có 2 xu hướng hoặc đứng yên, hoặc tăng giá. Nhất là trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại thì xu hướng tăng giá là tất yếu. Chưa kể, đây còn được xem như tài sản đảm bảo cho tương lai. Vậy nên, bất động sản vẫn có hấp lực rất lớn đối với thị trường trong và sau mùa dịch.

Sau đại dịch, phân khúc nào sẽ hồi phục nhanh chóng?

Trong bối cảnh vừa cơ hội và thách thức đan xen hiện nay. Phân khúc nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng khôi phục mạnh mẽ nhất sau đại dịch là nhà ở. Bởi tâm lý của người Việt Nam vẫn mong muốn sở hữu nhà ở, đất ở. Do đó nguồn cầu về phân khúc này vẫn còn rất lớn.

Đồng thời, đại dịch đã khiến trào lưu “bỏ phố” hay xu hướng sở hữu căn nhà thứ hai trở nên phổ biến hơn. Tệp khách hàng này thường tìm kiếm chốn an cư mới ở những vùng ven có khí hậu trong lành; kết nối giao thông thuận tiện đến các thành phố lớn; nằm trong những dự án được quy hoạch bài bản với một cộng đồng xã hội khép kín; có thể tự cung tự cấp các dịch vụ thiết yếu như siêu thị mini, phòng khám, trường học, bệnh viên, tiện ích giải trí nội khu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *