Ngành xuất khẩu dệt may tại nước ta sụt giảm mạnh trong tháng 9

Trong bối cảnh đất nước khó khăn, tại các địa phương kinh tế trọng điểm phía Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may tiếp tục bị sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 9. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng thiếu nhanh công trầm trọng và hiện tại chưa thể khắc phục nhanh chóng được. Đặc biệt là hiện tại những thách thức khó giải quyết trong quý IV năm nay của ngành dệt may chưa thể dự đoán chính xác đích xuất khẩu trong năm 2021 sẽ theo kịch bản nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi tiếp phần nội dung được nmilner.com tổng hợp dưới đây nhé.

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9 vừa qua đạt gần 2,3 tỷ USD
Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9 vừa qua đạt gần 2,3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9 vừa qua đạt gần 2,3 tỷ USD. Giảm hơn 14% (tương ứng giảm 377 triệu USD) so với tháng trước và giảm 855 triệu USD so với tháng 7/2021. Đây là hệ quả từ ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại các địa phương trọng điểm phía Nam, địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may của cả nước.

Như vậy, tháng 9 là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu hàng dệt may bị sụt giảm. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng này cũng đạt thấp thứ hai kể từ đầu năm đến nay. Đặc biệt là sau tháng 2, thời điểm có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hết tháng 9, xuất khẩu hàng dệt may đạt 23,41 tỷ USD, tăng 5,6%. Tương đương tăng gần 1,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may là Mỹ, EU, Nhật Bản… Trong đó, thị trường Mỹ đạt 11,62 tỷ USD, tăng 11,1%. Thị trường EU đạt 2,75 tỷ USD, tăng 2,4%. Thị trường Nhật Bản đạt 2,28 tỷ USD, giảm 11,6%.

Tình hình nhập khẩu dệt may trong tháng 9

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, các mặt hàng chủ lực trong ngành đều tăng trưởng đáng ghi nhận so với cùng kỳ năm 2020 như: hàng may mặc đạt tăng 5%. Vải tăng 37,4%. Xơ sợi tăng 56,2%. Vải không dệt tăng 77,3%. Phụ liệu dệt may tăng 21,8%… Tuy nhiên, ngành hàng dệt may hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 9, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày (bao gồm bông các loại, vải các loại, xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) lên tới 19,6 tỷ USD. Tăng 26,9%, tương ứng tăng 4,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Các mặt hàng chủ lực trong ngành dệt may đều có nhập khẩu tăng trưởng đáng ghi nhận
Các mặt hàng chủ lực trong ngành dệt may đều có nhập khẩu tăng trưởng đáng ghi nhận

Trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 52%, với 10,1 tỷ USD. Tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 1,86 tỷ USD, tăng 13%. Đài Loan với 1,83 tỷ USD, tăng 26%. Mỹ với 1,4 tỷ USD, giảm 3,3%. Đáng chú ý, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày có xuất xứ từ Brazil đạt 617 triệu USD. Tăng tới 59% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành dệt may sẽ về đích theo kịch bản nào?

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh đang còn rất phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam. VITAS dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may. Trong rất nhiều nguy cơ thì nguy cơ cao nhất là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng. Do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. Cả hai vấn đề này đều không phải một sớm, một chiều có thể giải quyết được.

VITAS cũng đưa ra 3 kịch bản về đích cho năm 2021 của ngành. Thứ nhất cũng là kịch bản tích cực nhất. Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021. Xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD. Thứ hai, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 36 – 36,5 tỷ USD.

Kịch bản kém tích cực nhất, tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến đầu tháng 12/2021. Xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 – 34 tỷ USD. Những kịch bản dự báo cho thấy, mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *