Mách bạn 6 cách thiết kế mái hiên đẹp và hữu ích nhất

Thiết kế mái hiên đẹp không chỉ có thể che mưa che nắng cho ngôi nhà mà còn mang đến không gian thông thoáng cho nhà ở. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều ngôi nhà hiện đại ngày nay sử dụng hiên nhà như một phần không thể thiếu của không gian sống. Hiên đẹp không chỉ đáp ứng yêu cầu về khả năng chống nắng mà còn phải phối hợp với không gian và xu hướng để ngôi nhà trở nên tiện nghi và sang trọng hơn. Có rất nhiều loại mái hiên và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, mang đến trải nghiệm mới cho người dùng. Bài viết của nmilner.com sẽ cung cấp một số loại mái hiên thông dụng nhất, hy vọng bạn sẽ thích một trong số chúng và trang bị ngôi nhà của mình.

6 cách thiết kế mái hiên cho nhà ở phổ biến nhất

Thiết kế mái hiên bằng gỗ

Thiết kế mái hiên bằng gỗ
Thiết kế mái hiên bằng gỗ

Thiết kế mái hiên trước nhà bằng gỗ được ứng dụng suốt nhiều năm qua với dạng mái vòm truyền thống xây dựng rất đơn giản. Loại hiên gỗ thiết kế trực tiếp vào tường nhà khá chắc chắn nên bạn hoàn toàn yên tâm về tính kiên cố. Chất liệu bằng gỗ sẽ làm tăng thêm nét thanh lịch, ấm áp cho ngôi nhà, đặc biệt là khả năng chống nắng tốt, tạo cảm giác mát mẻ. Bạn cũng có thể trang trí thêm các loại dây leo như ti-gôn, tường vi; hoặc hoa giấy để tạo những nét mềm mại, lãng mạn.

Với mái hiên bằng gỗ, bạn nên lựa chọn chất liệu có khả năng chống nước tốt. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gỗ tự nhiên chịu nước tốt, được sử dụng phổ biến như gỗ xoan đào, gỗ óc chó, gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ. Những loại gỗ này sau khi xử lý tẩm sấy tốt, sơn PU cao cấp, chúng có khả năng chịu nước tốt, độ bền và tuổi thọ khá cao.

Sử dụng mái hiên bằng vải bạt

Mái hiên bằng vải bạt có vẻ phù hợp hơn cho sân thượng hoặc ban công. Hiện nay, đây là xu hướng thiết kế của nhiều căn hộ chung cư có mái hiên bởi tính linh hoạt của nó. Đặc biệt, bạn có thể tháo mái hiên xuống dễ dàng, giặt sạch và dùng cho mùa mới hoặc thay loại mái che khác với chi phí vô cùng tiết kiệm. Không giống với vải bạt bình thường bạn gặp, vải bạt làm mái hiên được xử lý công nghiệp và kết cấu sợi hóa chất nên bền màu và chắc chắn hơn. Với độ dày phù hợp, ánh sáng và mưa lớn cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nội thất bên trong.

Mái hiên với thiết kế cánh buồm

Mái hiên với thiết kế cánh buồm
Mái hiên với thiết kế cánh buồm

Thiết kế cánh buồm là loại mái che giúp lưu thông ánh sáng và dành riêng cho mùa hè. Nó vừa giúp che nắng lại vừa giúp hút gió mát. Một ưu điểm khác của loại mái che này là hệ thống treo linh hoạt. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể sử dụng nó ở nhiều nơi khác nhau; ví dụ như sân hiên, bể bơi, ban công. Thậm chí nó còn có thể che mưa khá tốt. Bởi hiện nay nhiều loại vải bạt chống nước theo công nghệ mới cũng đã có mặt trên thị trường.

Thiết kế mái hiên di động bằng kính

Mái che trước nhà bằng kính là sự lựa chọn cho những ngôi nhà muốn tận hưởng ánh sáng thiên nhiên mà không lo mưa gió. Mái che này có thể sử dụng trong nhiều năm mà không cần lo mất thời gian, công sức và tiền bạc để bảo trì. Nhưng chi phí thiết kế ban đầu khá tốn kém. Thế nên bạn cũng cần cân nhắc khi lựa chọn kiểu này.

Sử dụng mái hiên di động bằng cửa trượt

Đây là giải pháp cho những nhà ở có hướng gió thay đổi và không muốn nhiều ánh nắng mặt trời trong không gian. Với hệ thống mái che di động này, bạn có thể tùy chỉnh theo bất kỳ hướng nào. Nó sẽ giúp đảm bảo góc hút gió thuận lợi nhất. Hệ thống mái che này hiện đại, tiện lợi nhưng chi phí thiết kế khá cao.

Sử dụng mái hiên di động bằng khung kim loại

Loại mái che bằng khung kim loại thường được nhiều người trẻ ưa chuộng bởi tính công nghệ khá cao. Nó có cấu trúc và màu sắc đơn giản được điều khiển từ xa. Ngoài ra, ưu điểm vượt trội của thiết kế này là cho phép bạn tùy chỉnh chế độ ánh sáng; chẳng hạn như phơi khô đồ giặt, tạo bóng mát, tránh hướng mặt trời,… chỉ đơn giản bằng một nút bấm.

Mái che hiên nhà bằng tấm nhựa polycarbonate

Thiết kế mái hiên di động bằng kính
Thiết kế mái hiên di động bằng kính

Tấm nhựa polycarbonate là một trong những loại vật liệu được yêu thích hiện nay. Đây cũng là vật liệu thích hợp để làm mái che hiên nhà. Vật liệu này có khả năng truyền sáng tốt tới 89% cho người dùng tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Bên cạnh đó, với khả năng cách nhiệt hiệu quả thì mái hiên lấy sáng poly sẽ giúp không gian trở nên mát mẻ hơn vào ngày nắng nóng và ấm áp hơn khi mùa đông tới.

Không chỉ dừng lại ở đó, độ bền của poly cũng được đánh giá rất cao. Đối với loại poly đặc ruột thì thời gian sử dụng thậm chí còn lên đến 20 – 40 năm. Mái hiên từ tấm nhựa poly có thể chịu đựng được với mọi điều kiện khắc nghiệt. Nhưng nó sẽ không bị hư hại. Không những thế còn chống ồn rất tốt. Mỗi một mặt của vật liệu này đều được phủ một lớp chống các tia UV nhằm bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra còn một số ưu điểm khác của poly không thể không nhắc tới như giá thành hợp lý, tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ và dễ dàng uốn dẻo tạo nên tính tiện lợi cho quá trình thi công.

Một số lưu ý khi thiết kế mái hiên cho nhà ở

  • Không nên làm mái hiên quá dài so với mặt tiền ngôi nhà. Điều này sẽ làm che khuất một phần kiến trúc và tạo cảm giác lụp xụp, mất thẩm mỹ. Nhưng bạn cũng đừng nên làm quá ngắn sẽ tạo cảm giác thiếu hụt. Từ đó, nó sẽ không phát huy được hết công năng của mái che.
  • Nên chọn màu mái hiên có cùng tông màu với tường nhà hoặc cửa chính. Thiết kế này sẽ tạo cảm giác hài hòa cho ngôi nhà. Tốt nhất là nên chọn những màu sẫm. Bởi nó vừa tinh tế, hợp xu hướng lại che nắng tốt theo thời gian. Bạn cũng có thể gây ấn tượng với gam sáng. Nhưng với màu sắc này sẽ nhanh xuống màu và chóng bẩn.
  • Thiết kế mái che phải cân đối với diện tích ngôi nhà. Dĩ nhiên là mái hiên phải có độ cao và rộng để che nắng, che mưa. Nhưng không được để nó làm mất đi không gian tổng thể. Mỗi mái che cũng cần có đủ độ thoáng để mang lại ánh sáng cho căn nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *