Kinh nghiệm xây móng nhà vững chắc trên đất nền yếu

Đôi khi tình hình tài chính còn hạn chế hoặc một lý do cá nhân nào đó đã dẫn đến việc bạn phải sở hữu một mảnh đất xây nhà có kết cấu không tốt, cụ thể hơn là bạn sỡ hữu phải loại đất nền yếu. Để xây dựng nhà trên mảnh đất này, bạn phải đảm bảo được việc xây dựng móng nhà thật vững chắc và kiên cố để ngôi nhà của bạn có thể tồn tại được lâu dài, bền bỉ theo thời gian. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia đã đưa ra được những kinh nghiệm lựa chọn loại móng nhà phù hợp với tình trạng đất nền yếu để bạn có thể đưa ra giải pháp xây dựng sao cho hợp lý.

Khái niệm về đất nền yếu

Đất nền yếu được hiểu là loại nền đất có kết cấu không vững chắc. Nguồn gốc của đất có thể là nền đất vườn, ao hồ hoặc đất ruộng, đất ven sông. Sau đó được chủ nhà san lấp để sử dụng làm diện tích xây dựng nhà ở. Móng nhà là bộ phận dưới cùng của căn nhà, nằm sâu trong lòng đất. Do đó giống như một cái cây, rễ có vững chắc, bám sâu vào đất thì cây mới có thể bền vững trước sóng gió, bão táp và những ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Móng nhà cũng được ví như bộ rễ cây. Nó cần phải bảo đảm sự chắc chắn, an toàn cho công trình của gia đình bạn. Do đó khi bạn sở hữu lô đất mượn, đất ao, ruộng, gần hồ sông dễ bị xâm thực thì việc thi công xây dựng nền móng càng trở nên quan trọng. Việc xử lý nền móng lúc này sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Xét về mặt định tính: Đất yếu là loại đất mà tự bản thân nó không có đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình xây dựng bên trên như những công trình đê đập, nhà cửa, đường xá, những mẫu nhà cấp 4 1 tầng hay nhà biệt thự 2 tầng, 3 tầng, hay cao hơn,…

Đất nền yếu là loại nền đất có kết cấu không vững chắc
Đất nền yếu là loại nền đất có kết cấu không vững chắc

Những loại móng nhà phổ biến hiện nay

Móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ của một căn nhà. Nó quyết định đến sự vững chắc của căn nhà đó. Trong xây dựng nói chung và xây nhà nói riêng, có rất nhiều loại móng xây khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau, vậy làm thế nào để biết được khi nào nên sử dụng loại nào và nhà bạn phù hợp với loại móng nhà nào.

Loại móng đơn với chi phí khá thấp

Móng đơn là loại móng đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng đơn thường nằm riêng lẻ nhau và có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật… Móng đơn thường được sử dụng trong các công trình xây nhà nhỏ, nhà cấp 4, nhà 1 tầng hoặc 2 tầng trên nền đất tốt. Chi phí xây móng nhà loại này khá thấp.

Loại móng cọc dùng trong điều kiện địa chất yếu

Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc. Móng cọc được dùng phổ biến nhất trong trường hợp tải trọng công trình khá lớn hay trong điều kiện địa chất yếu. Giải pháp móng cọc luôn được xem là giải pháp thuận lợi nhất. Nó có đặc tính phong phú về cấu tạo vật liệu học của cọc.

Móng cọc là giải pháp thuận lợi nhất khi xây nhà trên đất nền yếu
Móng cọc là giải pháp thuận lợi nhất khi xây nhà trên đất nền yếu

Loại móng băng 1 phương và 2 phương

Móng băng là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 2 loại móng băng. Móng băng 1 phương: Là loại móng băng và được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn là móng băng 2 phương. Loại 1 phương phải chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà.

Móng băng 2 phương: là móng băng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc. Nó chịu tải cho cả công trình. Loại này sẽ được sử dụng nhiều hơn. Móng băng thường được dùng nhiều cho nhà phố và với các loại công trình nhà từ 3 tầng trở lên. Móng bè là loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Khi nhà tải trọng lớn, nhà từ 3 tầng trở lên. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu, vùng hay động nước, thích hợp khi cần hạn chế chấn động, lún lệch nhiều.

Kinh nghiệm lựa chọn loại móng nhà thích hợp để xây trên đất nền yếu

Lựa chọn loại móng xây trên đất nền yếu cần căn cứ vào điều kiện nền và tải trọng

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó điều kiện nền và tải trọng là quan trọng nhất. Điều kiện nền: Trước khi xây nhà thường sẽ tiến hành khảo sát địa chất tại địa điểm thi công. Tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình. Từ đó đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng. Tải trọng nhà: Tùy vào từng mẫu nhà, chủ yếu là chiều cao nhà, chiều cao từng tầng, trọng tải của các vật liệu xây dựng,… mà chúng ta sẽ sử dụng những loại móng nhà khác nhau.

Căn cứ vào tải trọng để lựa chọn loại móng xây nhà trên đất nền yếu
Căn cứ vào tải trọng để lựa chọn loại móng xây nhà trên đất nền yếu

Điều kiện nền tốt thì việc lựa chọn móng nhà sẽ vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần xem xét nhu cầu xây dựng, trọng tải nhà và lựa chon loại móng nhà phù hợp. Tuy nhiên khi điều kiện nền đất yếu thì việc đảm bảo nhu cầu xây dựng và nâng đỡ được trọng tải căn nhà là vô cùng khó khăn nên việc lựa chọn một loại móng nhà là vô cùng quan trọng.

Sử dụng móng cọc hoặc móng bè cho đất nền yếu

Móng cọc: Tùy theo mức độ yếu của nền nhà thì sẽ lựa chọn những vật liệu cọc khác nhau. Cọc tre và cọc tram: Thường được sử dụng cho xây nhà nhỏ, nhà cấp bốn trên nền đất yếu. Cọc đất vôi và đất xi măng: Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.

Cọc cát xi măng (bê tông): là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay để gia cố móng trên nền đất yếu. Cọc đá và cọc cát đầm chặt: Thường được sử dụng ở những vùng đất dể bị sụt lún, đất mềm. Móng bè: Được cấu tạo bằng các vật liệu chủ yếu là bê tông và bê tông cốt thép, thường sử dụng ở vùng động nước, đất yếu, dể bị sụt lún, Chi phí để xây móng nhà loại này sẽ khá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *