Kinh nghiệm chọn nhà thầu thi công có nhiều triển vọng

Khi đã có kế hoạch về việc xây dựng ngôi nhà cho mình một cách rõ ràng, cụ thể, gia chủ sẽ đối mặt với bước thực hiện tiếp theo vô cùng quan trọng chính là chọn nhà thầu thi công phù hợp, uy tín. Nếu chọn sai nhà thầu thi công thì những rủi ro về tiến độ hoàn thiện, những vấn đề làm ảnh hưởng đến tài chính hoặc là ngôi nhà bạn sở hữu sau này sẽ không được như ý muốn của mình. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những kinh nghiệm liên quan đến vấn đề chọn nhà thầu thi công để giúp bạn tham khảo và lựa chọn cho mình một nhà thầu đầy triển vọng và ăn ý với gia chủ trong suốt quá trình xây dựng nhà ở.

Chọn đúng nhà thầu xây dựng nhà để tránh đầu tư nhầm nơi nhầm chỗ

Sau khi đã hoàn thiện về công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cũng như công việc thiết kế bản vẽ xây dựng nhà thì công việc quan trọng tiếp theo là lựa chọn được một nhà thầu thi công xây dựng có uy tín. Nhà thầu phải có giá cả hợp lý và thời gian thi công đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên, việc lựa chọn này thực sự không hề đơn giản.

Hầu hết các vấn đề xảy ra trong quá trình thi công xây dựng đều xuất phát từ việc thỏa thuận hợp đồng. Chúng xảy ra trong quá trình làm việc giữa bên chủ nhà và phía nhà thầu thi công. Để hạn chế nảy sinh những vấn đề rắc rối trong quá trình thi công thì cả hai bên cần có những thỏa hiệp chi tiết và rõ ràng khi ký kết hợp đồng xây dựng. Những kinh nghiệm lựa chọn và làm việc với nhà thầu xây dựng là những kiến thức một chủ nhà cần có. Nó sẽ giúp tránh khỏi những rắc rối khi thỏa hiệp, đầu tư nhầm nơi nhầm chỗ.

Tự tìm nhà thầu thi công

Đa phần chủ nhà thường tin tưởng chọn những nhà thầu mà họ được giới thiệu. Những nhà thầu thường được giới thiệu thông qua người thân, bạn bè. Đó là những nhà thầu đã từng tham gia thi công cho các đối tượng này. Tuy nhiên, khi tự tìm nhà thầu, chủ nhà có thể tham khảo chuyên gia tư vấn. Chủ nhà còn tham khảo được các tổ chức trực tiếp làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Họ sẽ là những người có trình độ chuyên môn cũng như những hiểu biết cần thiết. Họ sẽ giúp chủ nhà chọn được nhà thầu thi công phù hợp.

Chủ nhà nên tự tìm nhà thầu để có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia tư vấn
Chủ nhà nên tự tìm nhà thầu để có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia tư vấn

Chọn nhà thầu có nhiều kinh nghiệm

Một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm qua thâm niên hoạt động sẽ có những phương án tối ưu. Họ sẽ có cách xử lý các tình huống phát sinh chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp gia chủ sở hữu một công trình nhà ở hoàn thiện, trọn vẹn về nhiều mặt. Gia chủ sẽ tránh những sai sót thường gặp ở những nhà thầu yếu kém, thiếu kinh nghiệm. Để đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu bạn có thể tham khảo ngày thành lập đơn vị. Đồng thời, bạn cần tham khảo sản phẩm mà đơn vị đã thực hiện cũng như quy mô tổ chức.

Đánh giá thái độ, tác phong của nhà thầu

Lần đầu hợp tác nên việc đánh giá sự uy tín của một nhà thầu là chưa khả thi. Tuy nhiên bằng cách quan sát và đánh giá thái độ, tác phong làm việc bước đầu sẽ cho bạn thấy được phần nào điều đó. Nếu đã từng được đơn vị nhà thầu thực hiện bản vẽ thiết kế thì qua quá trình đó bạn sẽ biết được sự chuyên nghiệp trong quy trình hoạt động, sự giữ chữ tín của đơn vị khi trao đổi công việc,…

Bên cạnh đó giá trị pháp lý của đơn vị qua những thông tin về thời gian thành lập, ngành nghề, tư cách pháp nhân, địa chỉ văn phòng, mã số thuế,… sẽ đảm bảo rằng bạn đang được pháp luật bảo hộ. Bạn sẽ làm việc với đơn vị có đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm và tham khảo những nhận xét, đánh giá của cộng đồng về đơn vị nhà thầu trên các phương tiện mạng xã hội và website.

Trao đổi công việc cụ thể với nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng

Trước khi ký kết hợp đồng thi công, chủ nhà cần trao đổi với nhà thầu về tiến độ thi công các công việc cụ thể. Điều này giúp đảm bảo nhà thầu thực hiện thi công đúng như tiến độ cam kết. Lưu ý, tất cả những thoả thuận đạt được giữa hai bên cần phải được ghi lại bằng văn bản. Văn bản phải có chữ kí xác nhận của cả chủ nhà và nhà thầu. Chủ nhà nên đưa ra quy định mức phạt theo % giá trị hợp đồng khi nhà thầu có dấu hiệu trì hoãn, thi công chậm tiến độ.

Chủ nhà cần trao đổi với nhà thầu về tiến độ thi công các công việc cụ thể
Chủ nhà cần trao đổi với nhà thầu về tiến độ thi công các công việc cụ thể

Trên cơ sở nội dung tiến độ thi công đã cam kết, chủ nhà chủ động kiểm tra để nắm rõ tình hình thi công. Chủ nhà yêu cầu nhà thầu thi công đúng tiến độ. Chủ nhà cũng phải thực hiện quyết toán, thanh toán cho nhà thầu đúng với hạng mục, tiến độ công trình. Thông thường, để thi công hạng mục nhà ở thì một nhà thầu thi công chuyên nghiệp thực hiện công việc thi công với thời gian thi dao động từ 3,5 đến 5 tháng.

Lựa chọn phương án thuê nhà thầu thi công phù hợp

Trong xây nhà, mối quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu luôn có những vấn đề nảy sinh cần giải quyết. Để hạn chế phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thi công đòi hỏi hai bên cần có những thỏa hiệp rõ ràng trong ký kết hợp đồng thi công. Để tiến hành thi công xây dựng một công trình cần có 2 yếu tố cơ bản là vật tư và nhân công. Trên thị trường hiện nay, có hai phương án thuê nhà thầu với hai mức giá khác nhau:

Nhà thầu thi công chỉ cung cấp nhân công

Phương án 1: Nhà thầu thi công chỉ cung cấp nhân công. Các nguyên vật liệu phục vụ quá trình thi công như cát, đá, xi măng, gạch,… do chủ nhà cung cấp từ phần thô đến hoàn thiện. Mức giá ở hình thức khoán nhân công thường chỉ bằng ½ mức giá khoán gọn. Chủ nhà nên tham khảo ý kiến các kiến trúc sư. Chủ nhà cũng nên tìm hiểu các mức giá của nhiều nhà thầu khác nhau trên thị trường. Từ đó, chủ nhà có thể lựa chọn cho mình một nhà thầu uy tín phù hợp nhất.

Để có thể thực hiện tốt phương án này đòi hỏi chủ nhà phải có những kiến thức về xây dựng. Chủ nhà thương xuyên kiểm tra khối lượng dự toán có chính xác so với thiết kế và thực tiễn. Chủ nhà cần thuê một đơn vị thi công, tư vấn giám sát chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp theo dõi quá trình thi công công trình của mình.

Lựa chọn phương án thuê nhà thầu thi công phù hợp để tránh phát sinh nhiều rủi ro
Lựa chọn phương án thuê nhà thầu thi công phù hợp để tránh phát sinh nhiều rủi ro

Hình thức khoán gọn

Phương án 2: Nhà thầu cung cấp nhân công toàn bộ đến khâu hoàn thiện. Nhà thầu cung cấp toàn bộ vật tư phần thô. Đây được gọi là hình thức khoán gọn. Hai bên sẽ có mức giá cố định thoả thuận khi kí kết hợp đồng. Mọi chi phí bỏ ra để thi công chủ nhà giao trọn cho nhà thầu. Nhà thầu chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng.

Do đó, khi kí kết hợp đồng, giữa hai bên cần có thoả thuận cụ thể về chủng loại nguyên vật liệu, nguồn gốc, chất lượng, xuất xứ… Tránh tình trạng nhà thầu sử dụng vật liệu có chất lượng thấp vì mục đích lợi nhuận. Chúng sẽ ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật, chất lượng của công trình.

Một vài kinh nghiệm chọn nhà thầu khác

Khi lựa chọn nhà thầu, chủ nhà cần xác minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Nó thể hiện rõ qua các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động như: hồ sơ thi công các công trình đã hoàn thành, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (giấy phép hành nghề), hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công để tránh các trường hợp bỏ dở giữa chừng trong quá trình thi công. Trong quá trình thỏa thuận hợp đồng, chủ nhà cần tránh đặt mối quan hệ cá nhân lên trên. Một chút sai sót trong khi thỏa hiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Người gánh chịu không ai khác chính là chủ nhà.

Bên cạnh đó, ngoài những nội dung cơ bản như giá trị hợp đồng, hình thức thanh toán, tiến độ thi công, vật tư sử dụng (với hợp đồng theo hình thức khoán gọn), trong hợp đồng thi công kí kết với bên nhà thầu, chủ nhà cần yêu cầu làm rõ một số nội dung quan trọng khác như cách tính các chi phí phát sinh (tăng, giảm), điều kiện nghiệm thu, bàn giao công trình, thời hạn và giá trị bảo hành, cách thức giải quyết các sự kiện bất khả kháng, luật áp dụng giải quyết các tranh chấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *