Khi xây dựng nhà ở chúng ta đều mơ ước không gian sống của chúng ta có nhiều ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, đặc biệt là trong những ngôi nhà có không gian sinh hoạt nhỏ. Vì thế, thiết kế những vách ngăn, cửa sổ bên trong và cửa ra vào bằng kính chính là giải pháp hữu hiệu giúp ngôi nhà trở nên thoáng đãng hơn. Đồng thời, những giải pháp này không hề ngăn cản những ánh sáng mặt trời chiếu qua từng ngóc ngách của ngôi nhà. Đáng chú ý là kính nội thất làm tăng thêm sức hấp dẫn cho kiến trúc tổng thể, đó là ngay cả trong những không gian tưởng chừng rất đơn điệu.
Bên cạnh những khung cửa kính cổ điển nhưng không kém phần lộng lẫy, các nhà thiết kế đã sáng tạo nhiều kiểu kính nội thất hơn theo những phong cách hoàn toàn mới. Qua đó giúp căn nhà phần mạnh mẽ, cá tính, và bảo đảm tính riêng tư hơn. Các tấm kính hiện đại có kết cấu, làm mờ, nhiều màu sắc với chi phí vừa phải dễ dàng mua sắm. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu những xu hướng kính thiết kế, trang trí nội thất nổi bật giúp gia chủ có thể nâng cấp cả về mặt hình thức và chức năng của tổ ấm nhé.
Sử dụng kính có đường rãnh

Vách ngăn kính có rãnh chia tách hành lang với cầu thang. Các đường rãnh tạo thêm sự riêng tư và hấp dẫn về kết cấu. Qua đó làm mờ các khu vực lân cận mà không cản trở chúng. Các chuyên gia chia sẻ rằng kính có kết cấu, chẳng hạn như kính có đường rãnh, là một trong những cách hợp lý nhất để sử dụng làm một yếu tố trang trí cho cửa ra vào. Việc lắp đặt kính trang trí màu tím của hoa oải hương cũng giữ cho hành lang thêm phần trẻ trung và vui tươi. Đặc biệt là còn tương phản với tấm thảm phòng khách và kệ gỗ truyền thống.
Sử dụng kính mờ
Ngoài việc thêm sự riêng tư hơn so với thiết kế kính có đường rãnh. Kính mờ cũng cho phép lượng ánh sáng chiếu vào không gian nhiều hơn. Tuy vậy, kính mờ có xu hướng tốn kém hơn một chút. Vì nó cần một lớp kính trong suốt với một lớp phim mờ được thêm vào cả hai mặt. Và do đó, một giải pháp thay thế đó là nhựa giả kính mờ thường được sử dụng để bắt chước vẻ ngoài của kính trang trí với ngân sách thấp hơn. Nếu bạn chọn loại nhựa này, hãy nhớ rằng nhựa sẽ không thể bảo trì hoặc bền như kính. Thiết kế trang trí tuyệt đẹp trong hình đã được nhiều người sử dụng cho một văn phòng tại nhà. Với chức năng như một vách ngăn giữa khu vực nghỉ ngơi và làm việc trong một căn hộ.
Sử dụng kính Plexi đầy màu sắc

Kính màu trong xu hướng ngày nay vô cùng trẻ trung và hợp thời. Nếu bạn sống trong một không gian có cửa sổ trong nhà nhàm chán. Thì đây chính là cách làm cho chúng trông độc đáo hơn, có chủ đích và vô cùng phong cách. Đã có nhiều gia chủ sử dụng những tấm kính plexi cắt theo kích thước khớp với khung cửa sổ cũ. Qua đó để làm thay đổi cả không gian sống của mình.
Sử dụng kính lốm đốm
Bạn có nhận ra rằng chiếc áo choàng tắm bên trong này. Thậm chí còn trở nên long lanh hơn với chiếc cửa trượt bằng kính lấp lánh không? Cửa trượt và cửa sổ bằng kính cho phép ánh sáng lan tỏa khắp không gian. Đồng thời tạo ra vách ngăn riêng cho từng khu vực riêng biệt. Và tuyệt vời hơn thế, bạn có thể trượt chiếc cửa kính vào tường khi không sử dụng. Điều này giúp nó chiếm ít diện tích hơn nhiều so với cửa xoay. Tất nhiên, để lắp đặt cửa kính như thế này cần một chuyên gia có chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Nhưng thành quả sau khi lắp đặt sẽ rất xứng đáng. Nếu bạn muốn sống trong một không gian thực sự quyến rũ.
Sử dụng khung kính kiến trúc
Trong một không gian nhỏ, đôi khi thiết kế ít hơn lại hiệu quả hơn nhiều. Và vì thế, nếu bạn lắp đặt toàn bộ vách ngăn bằng kính sẽ chỉ làm cho không gian có cảm giác trở nên nhỏ hơn nữa. Do đó, hãy lưu ý ở khu vực nhà bếp, bạn có thể sử dụng cửa vòm bằng kính. Qua đó khiến cho không gian trở nên mở rộng và nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng có thể dụng kính nội thất để làm khung ngăn cách cho khu vực nấu nướng. Hoặc là trò chuyện trong phòng bếp nhỏ xinh này. Cổng vòm trong suốt cho phép ánh sáng được san đều. Đồng thời tạo sự cân bằng giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại.
Sử dụng kính cường lực làm sàn nhà

Giống như trường hợp trên, những ngôi nhà cũng thiếu mặt thoáng, ít ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên lại không có giếng trời, thang thông tầng . Khi đó bạn có thể dùng kính cường lực kết hợp dưới mặt sàn. Như vậy, ánh sáng được nối liền từ mái nhà đến các tầng dưới. Giúp ngôi nhà có ánh sáng tự nhiên, dễ chịu. Các thiết kế nội thất này dùng rất phổ biến trong những căn nhà chật, chiều cao tầng thấp. Hoặc đơn giản là nhà thiết kế muốn có gì đó thật phá cách cho tác phẩm của mình.
Ngoài sàn kính, có thể dùng kính cường lực cho hành lang, bậc thang, chiếu nghỉ hay tầng lửng đều được. Lưu ý loại kính ứng dụng làm sàn nhà và các vị trí chịu lực đều phải là kính cường lực. Nó được gia công đặc biệt với khả năng chịu lực gấp nhiều lần kính thường. Vị trí sàn không cần chịu lực thì có thể dùng kính mờ, kính trong suốt đều được.
Lời kết
Kính có nhiều ưu điểm, nhưng không phải không có nhược điểm. Khi sử dụng kính cần nắm rõ ưu nhược điểm để phát huy hay hạn chế những yếu tố đó. Đồng thời lựa chọn chủng loại và đưa ra giải pháp thiết kế – thi công phù hợp nhất.
Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu ở trên. Thì ngay khi ra đời kính cũng có nhược điểm, những bất cập nhất định. Đó là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ. Và khi vỡ không an toàn (gây sát thương). Kính (thời gian đầu) khó tạo tạo ra những mặt hình học khác ngoài mặt phẳng. Khó tạo những chu vi phức tạp. Kính cũng dễ bị phá huỷ khi xảy ra chấn động cơ học, cháy nổ… hơn so với các loại vật liệu khác. Kính còn tạo ra hiệu ứng nhiệt (hiệu ứng lồng kính). Đây là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến bản thân môi trường công trình và cả môi trường ở phạm vi lớn.
Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như hiện nay. Các nhà sản xuất đã giải quyết và khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của kính, để đưa kính lên thành một loại vật liệu hàng đầu hữu dụng cho kiến trúc và nội thất.