Chúng ta có thể nói nhà vệ sinh là hạng mục quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ ngôi nhà nào. Nhưng lại có nhiều người nói WC chỉ là một công trình phụ nhưng thật ra nó không phụ chút nào. Tuy nhiên, trong quá trình bạn sử dụng lâu dài nhà vệ sinh sẽ bị thấm nước. Đặc biệt là ở các nơi như sàn nền tường…vậy bạn có biết hiện tượng này xảy ra do nguyên nhân nào gây ra không? Giải pháp chống thấm nhà vệ sinh nào là hiệu quả nhất. Hãy cùng nmilner.com tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước

Trong quá trình sử dụng cách thiết bị trong nhà tắm nhà vệ sinh hay khi hoàn thiện xây dựng căn nhà rất nhiều gia đình phát hiện thấy hiện tượng nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước và nhỏ giọt xuống tầng dưới, hay tường bị ẩm mốc. Vậy có 1 số nguyên nhân chính sau:
- Do sự cố rò rỉ nước ở sen vòi, các vị trí đấu nối vòi nước âm trong tường hay sát với bề mặt của tường.
- Bục vỡ đường ống nước trong hộp kỹ thuật, trong tường.
- Do lắp đặt bồn cầu hay các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước xả tràn ra miệng ống thoát sau đó thấm xuống nền.
- Do điểm đặt thoát sàn nhà vệ sinh không được xử lý đúng kỹ thuật.
- Các vị trí mạch gạch nền nhà vệ sinh bị bong tạo ra kẽ hở khi xả nước sẽ bị thấm. Về lâu ngày sẽ có hiện tượng thấm ra sàn; tường nhà và chảy nước xuống tầng dưới, hộp kỹ thuật…
- Do quá trình chống thấm không được đảm bảo.
Hậu quả
Cũng giống như rất nhiều các công trình khác trong nhà. Nếu như không chống thấm nhà WC kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nặng nề như:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người bởi vì nhà vệ sinh vốn là nơi nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, khi bị thấm dẫn đến ẩm ướt thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn từ đó càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
- Nhà vệ sinh bị thấm nước khiến cho công trình nhanh bị xuống cấp. Các thiết bị cũng nhanh chóng bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó thì sự thấm dột nếu để lâu rất dễ bị lan sang các phòng khác; gây hư hại cho cả công trình.
- Việc nhà vệ sinh bị thấm sẽ làm mất thẩm mỹ công trình. Bởi lúc này trên tường, trần của nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc; thậm chí xuất hiện những mảng ố vàng.
- Một hậu quả cũng khá nghiêm trọng khác nữa đó là khi bị thấm lâu ngày, các mảng vữa trên tường cũng sẽ dễ bị rơi xuống gây nguy hiểm. Hoặc nước thấm trong tường có thể ngấm vào các thiết bị điện như đèn điện, bình nóng lạnh. Chúng sẽ gây nguy hiểm cho mọi người trong nhà.
Giải pháp chống thấm

- Với sự cố rò rỉ nước ở sen vòi các vị trí đấu nối với các đầu ren… cần kiểm tra thay thế hoặc cuốn lại băng tan cho kín.
- Đường ống nước bục vỡ rò rỉ – nguyên nhân này để xử lý cần có kỹ thuật nên hãy liên hệ thợ sửa ống nước
- Đảm bảo lắp đặt bồn cầu, tiểu nữ các thiết bị vệ sinh đúng kỹ thuật. Xử lý kín triệt để khu vực thoát nước tiếp giá với nền hay sàn nhà vệ sinh.
- Khi đặt thoát sàn phải đảm bảo cho đầy keo hay xi măng không để có khe hở ở bất kỳ đâu xung quanh vị trí này.
- Kiểm tra và xử lý lại mạch gạch nền nhà vệ sinh cho kín bằng cách sử dụng keo hay xi măng trắng…
- Vấn đề chống thấm khi hoàn thiện phóng nhà tắm nhà vệ sinh phải được đảm bảo đúng kỹ thuật.
Khi phát hiện nhà vệ sinh bị thấm dột mà không thể tự thao tác xử lý và sửa chữa; bạn hãy liên hệ đến các đơn vị thi công điện nước để được hỗ trợ dịch vụ. Những đơn vị uy tín với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm sẽ giúp lắp đặt; sửa chữa rất cả các hạng mục liên quan.
Từ đó sẽ giúp giải quyết tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột. Độc giả hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi để biết thêm thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực xây dựng, thiết kế kiến trúc, nội thất, phong thủy.