Theo thông tin mới nhất vừa cập nhật thì tại thị trường Floria – Mỹ giá bán ammonia đã được công ty Yara tăng giá lên 825$/tấn CFR cho lượng hàng giao trong tháng 11/2021. Nếu so với giá cũ thì đây được xem là một mức giá tăng kỷ lục trong thời gian ngắn, tăng lên tới 160$/tấn. Còn đối với urê cũng tăng kỷ lục mới chỉ sau 1 tuần giao dịch chậm. Trước tình hình cơn sốt giá trên toàn cầu, Việt Nam đã giảm thiểu được tác động tiêu cực do chủ động được nguồn cung urê từ 4 nhà máy sản xuất nội địa. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần kiểm soát tốt thị trường để giá phân bón không tăng trong thời gian tới.
Giá ure, amoniac thế giới lại tăng kỷ lục
Thị trường và giá amoniac
Việc tăng giá ammonia do nguồn cung sụt giảm tại châu Âu trong khi nhu cầu khu vực Bắc Mỹ vẫn còn cao. Có nguồn tin cho biết Công ty CF của Mỹ đã chào giá ammonia giao tại khu vực bắc Dakota và Iowa lên đến 1.200 $/tấn.
Thông tin từ Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, nhiều nhà máy sản xuất amoniac (NH3) tại Châu Âu phải tạm dừng hoạt động do giá thành sản xuất tăng cao vì thiếu khí đốt. Trong đó, Công ty Yara – Na Uy giảm 40% công suất trên toàn Châu Âu, còn Công ty BASF của Đức đã tạm thời đóng cửa Nhà máy NH3 tại Antewerp và Ludwigshafen vì với mức giá khí mới, giá thành sản xuất NH3 tại Châu Âu đã gần chạm ngưỡng 950 USD/tấn.
Thị trường và giá urê
Cùng với giá NH3, sau 1 tuần giao dịch chậm. Thì tuần này giá urê lại tăng lên kỷ lục mới. Giá urê cũng đã tăng nhanh lên đến 949 USD/tấn CIF; (người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng), tương đương 22.000 đồng/kg. Tại Hoa Kỳ, giá ure đã tăng vượt mức 650 USD/tấn FOB. Thiết lập mức giá kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Tại Ai Cập, giá urê tiếp tục tăng thêm 80 USD/tấn. Và đạt mức kỷ lục 700 USD/tấn FOB cho hàng giao tháng 12.2021…
Tại Ethiopia, Tổng công ty nông nghiệp EABC đã phải trì hoãn gói thầu mua 800 ngàn tấn urê. Và 1,2 triệu tấn NPS cho mùa vụ 2022 vì lý do giá đã tăng quá nhanh và mạnh. Còn tại Nepal, nhà cung cấp Swiss Singapore đã trúng gói thầu 25.000 tấn urê của Công ty KSCL với mức giá lên đến 949 $/tấn CIP. Như vậy, giá thành urê nhập khẩu tại Nepal tương đương 22.000 VNĐ/kg.
Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia nhập khẩu 100% phân urê. Như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn sốt giá phân bón toàn cầu.
Thị trường và giá phân bón hiện nay tại Việt Nam
Trong cơn sốt toàn cầu, nhìn lại thị trường và giá phân bón tại Việt Nam. Mặt bằng giá trong nước đang có phần thấp hơn so với giá thế giới. Cụ thể, giá bán lẻ urê tại khu vực Nam bộ khoảng 16.000 – 17.000 đ/kg. Có thể nói, do hoàn toàn chủ động được nguồn cung urê từ 4 nhà máy sản xuất nội địa. Thậm chí có phần dư để xuất khẩu. Nên Việt Nam đã phần nào giảm thiểu được tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng phân bón đến sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cũng đang tích cực triển khai hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả. Nhằm giảm chi phí vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Dự báo giá phân bón trong nước sẽ tiếp tục “phi mã”
NH3 là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại phân bón chứa nitơ như ure, DAP, NPK. Nguyên liệu NH3 “phi mã” đã kéo giá thành sản xuất phân bón lên cao. Ảnh hưởng đến thị trường phân bón toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù một số ý kiến cho rằng, do chủ động được nguồn cung urê từ 4 nhà máy sản xuất nội địa. Việt Nam đã giảm thiểu được tác động tiêu cực lên giá phân bón. Bởi năng lực sản xuất urê trong nước có phần dư để xuất khẩu. Tuy nhiên, trao đổi với PV Lao Động, TS Phùng Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhận định. Khả năng từ nay đến cuối năm giá dầu có thể còn tăng. Dẫn đến các loại nguyên liệu như amoniac, lưu huỳnh… vẫn tiếp tục tăng. Điều này có thể tác động đến giá phân bón trong nước.