Đặc điểm và ý nghĩa của cây lan hồ điệp trong phong thủy

Cây lan hồ điệp được tôn vinh và mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Không chỉ mang vẻ đẹp trang nhã, thanh tao, quý phái mà nó còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành, điềm lành. Hãy cùng nmilner tìm hiểu bí mật đằng sau chậu cây lan hồ điệp đẹp mê hồn nhé.

Lan hồ điệp thuộc họ hoa lớn nhất thế giới, với hơn 25.000 loài, mọc ở các khu rừng nhiệt đới. Theo màu sắc của loài hoa này, Lan hồ điệp có thể được chia thành: Lan hồ điệp trắng, Lan hồ điệp vàng, Lan hồ điệp tím …, ngoài ra còn có các loại lan mini thơm, Lan hồ điệp rừng …

Lan hồ điệp có cấu trúc đối xứng hoàn hảo và đường nét hoa lá rõ ràng, thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ, được coi là tiêu chuẩn của cái đẹp ở các nước phương Tây. Lan hồ điệp có thân tròn màu xanh lục, lá và cánh hoa tròn đối xứng, màu sắc tươi tắn. Chính vì những đặc điểm này mà lan hồ điệp được coi là biểu tượng của sự may mắn và niềm vui trọn vẹn.

Đặc điểm cây lan hồ điệp

Cây lan hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis sp), thuộc họ hoa lớn nhất thế giới với hơn 25.000 loài và hơn 100.000 giống hoa khác nhau, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, trên dãy núi Himalaya và các vùng núi thuộc Philipines.

Cây sống ở các khu rừng nhiệt đới với hoa đẹp nên được người dân xung quanh mang về trồng và dần dần được các chuyên gia lai tạo tại các phòng nuôi cấy mô (cây công nghiệp) với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau.

Đặc điểm cây lan hồ điệp
Đặc điểm cây lan hồ điệp

Từ đó, cây lan hồ điệp được phân thành hai loại: cây lan hồ điệp rừng và cây lan hồ điệp công nghiệp.

Lan hồ điệp là giống cây thân thảo lâu năm, tốc độ sinh trưởng khá chậm. Trong điều kiện môi trường thuận lợi; hằng năm cây sẽ mọc thêm lá mới theo chiều thẳng đứng. Cành hoa sẽ mọc ở rìa thân hoặc từ nách lá và xếp xen kẽ. Cây có lá to và dày, mọc theo chiều đối xứng ôm lấy thân và cây trưởng thành sẽ có từ 4 lá trở lên.

Cây lan hồ điệp sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt đô 18-29 độ C. Nếu để cây ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng và nhanh bị chết. Mặc dù đây là cây ưa sáng nhưng cũng không nên đặt trực tiếp ngoài ánh nắng mặt trời. Mà nên đặt trong nhà, cạnh cửa kính để tránh bị héo.

Ý nghĩa phong thủy cây lan hồ điệp

Thời xưa ở các nước phương Tây, cây lan hồ điệp được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Bởi cây có cấu trúc đối xứng hoàn hảo cùng đường nét rõ nét trên lá thể hiện cho sự tinh tế của người phụ nữ.

Ở một số nước như Trung Quốc, cây lan hồ điệp tượng trưng cho sự sung túc; đầy đủ con cháu trong gia đình, còn đối với Hy Lạp. Cây lan hồ điệp dùng để xác định giới tính thai nhi trong bụng mẹ. Dù mỗi nước có quan niệm riêng, cây lan hồ điệp vẫn tượng trưng cho sự sinh sản dồi dào.

Ý nghĩa phong thủy cây lan hồ điệp
Ý nghĩa phong thủy cây lan hồ điệp

Lan hồ điệp ngày xưa thường chỉ dành cho giới quý tộc và vua chúa thưởng lãm. Bởi cây có vẻ đẹp quyến rũ cùng cách chăm sóc cầu kỳ. Do đó, cây có giá trị kinh tế cao và đáng giá.

Ngoài ra, cây lan hồ điệp còn là minh chứng cho tình yêu. Được dùng cho các cặp tình nhân tặng nhau nhằm thể hiện tình yêu mãnh liệt; sự gắn kết sâu sắc giữa hai người.

Cây lan hồ điệp hợp mệnh gì?

Hoa lan hồ điệp vàng sẽ phù hợp nhất với người mệnh Thổ bởi trong mối quan hệ ngũ hành; Thổ tượng trưng cho đất, sự nuôi dưỡng, bình an, màu của Thổ là màu vàng. Lan hồ điệp vàng là cây phong thủy góp phần tích cực cho trạng thái tinh thần. Và giúp người mệnh Thổ gặt hái những kết quả tốt lành.

Trong phong thủy, cây lan hồ điệp hợp với nhiều cung mệnh bởi cây có nhiều màu sắc khác nhau. Với cây lan hồ điệp màu đổ, hồng hoặc tím sẽ rất thích hợp với gia chủ mệnh Hỏa; mệnh Thổ và cây màu trắng sẽ phù hợp với gia chủ mệnh Kim.

Những gia chủ này nên trồng lan hồ điệp trong nhà để tăng cường vận mệnh tươi sáng; phát huy tài khí và giúp tinh thần luôn thư giãn, an nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *