Các chung cư dương như là các địa điểm thường xuyên xảy ra các tranh chấp. Tuy nhiên, việc giải quyết thường bị chậm trễ kéo dài gây nhiều bất xúc cho phía người dân. Mới đây Bộ xây dựng đã đưa ra 7 lý do được xem là các lý do chính gây ra các vụ tranh chấp chung cơ kéo dài. Các vụ tranh chấp này vừa ảnh hưởng đến những người trực tiếp trong vụ việc vừa ảnh hưởng đến những người dân xung quanh trong khu vực. Người dân tranh chấp thường tập hợp lại từng nhóm với cá băng rôn, bảng hiệu để có thể nhận được giải quyết thỏa đáng. Hãy cùng nmilner.com tìm hiểu nhé!
Những nhận định của Bộ xây dựng đưa ra
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị mới ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý. Sử dụng kinh phí phần sở hữu chung nhà chung cư. Đã chỉ ra 7 nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp kéo dài.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 18 Kết luận Thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 Ban quản trị tại 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư. Đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định Bộ ra quyết toán. Từ đó, chuyển ngay cho Ban quản trị nhà chung cư tổng số kinh phí bảo trì hơn 344,96 tỷ đồng.
Đã buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân. Có giá trị khoảng 62,40 tỷ đồng. Cơ quan này cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8/18 chủ đầu tư. Tổng số tiền 1,03 tỷ đồng. Kết luận Thanh tra đã giải quyết dứt điểm nhiều kiến nghị, khiếu nại gay gắt của cư dân. Qua đó, góp phần ổn định cuộc sống của người dân, đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.
7 nguyên nhân chính gây tranh chấp chung cư
- Thứ nhất, Bộ cho rằng do nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc. Đồng thời, sự hợp tác thiếu thống nhất giữa chủ đầu tư và Ban quản trị.
- Thứ hai, chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung.
- Thứ ba, chủ đầu tư chậm tổ chức/tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công. Tuy nhiên, không có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức.
- Thứ tư, do chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được các phần diện tích. Nhất là phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại. Bao gồm cả thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.
- Thứ năm, chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị.
- Thứ sáu, chủ đầu tư và Ban quản trị chưa quyết toán số liệu (gốc – lãi) kinh phí bảo trì. Tuy nhiên, đã bàn giao cho chủ khác. Ban quản trị đã nhận số tiền kinh phí bảo trì.
- Thứ bảy, một số chính quyền cấp xã, cấp huyện xử lý chưa triệt để nhiều kiến nghị, tranh chấp tại nhà chung cư của địa phương mình.
Giải quyết tranh chấp
Để chấn chỉnh và giải quyết tình trạng trên, Bộ Xây dựng dựng đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân quan tâm phổ biến, tuyên truyền pháp luật về nhà ở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến công tác quản lý.
Từ thực tế giải quyết các vụ tranh chấp, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Trưởng văn phòng Luật HILAP) đã đưa ra nhận định. Nếu trong hợp đồng mua bán chưa quy định rõ ràng, chủ đầu tư cần bàn lại cư dân. Cung cấp hồ sơ pháp lý để cùng thống nhất. Trường hợp không chứng minh được, có thể yêu cầu chính quyền địa phương vào cuộc. Hoặc cũng có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án.
Theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng). Mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân nhà chung cư chủ yếu xuất phát từ tranh chấp diện tích chung – riêng và quỹ bảo trì. Hiện các quy định về vấn đề này khá đầy đủ, rõ ràng, các bên liên quan và địa phương có thể căn cứ để giải quyết. “Cũng chưa có địa phương nào phản ánh về Bộ Xây dựng những bất cập trong quy định. Tuy nhiên, nếu cần thiết các địa phương kiến nghị đến Bộ và Bộ Xây dựng sẵn sàng vào cuộc, tháo gỡ vướng mắc” – ông Ninh cho biết.