Ảnh hưởng của COVID – 19 đến thị trường bất động sản đầy biến động

Diễn biến thị trường bất động sản chủ yếu phụ thuộc vào đại dịch và chỉ ra rằng trong 3 đợt bùng phát trước đó. Giá ở một số phân khúc đã tăng mạnh dụ đang trong thời điểm dịch bệnh khó khăn. Thậm với diễn biến này đã tạo nên một cơn sốt giá đất rộng rãi vào những tháng đầu năm. Hầu như các giao dịch gần đây đều từ các nhà đầu tư dài hạn. Họ đang có vốn nhàn rỗi nên sẽ đầu tư vào thị trường bất động sản này.

Trong kịch bản phục hồi của thị trường, do nhu cầu cao nên phân khúc nhà ở sẽ không ngừng phát triển mạnh. Trong khi đó đại dịch đang ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người mua. Do đó, nhu cầu nhà ở đang và sẽ tập trung nhiều hơn vào nhà giá rẻ. Đối với bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Đặc biệt là bất động sản bán lẻ sẽ cực lực cạnh tranh với các thị trường trực tuyến đang phát triển hiện nay. Ngoài ra, nhà đầu tư còn chú trọng vào bất động sản công nghiệp vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, đầu tư vào phân khúc này sẽ khó đạt được như mong đợi. Chình bởi vì sự hạn chế đi lại của nó. Truy cập nmilner.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Mặt tích cực đầu tiên của Covid – 19 đối với thị trường BĐS nhà ở

Đánh giá về những tác động của đại dịch Covid-19 lên phân khúc bất động sản nhà ở. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam đã đưa ra các nhận định. “Trên bình diện vĩ mô, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy một số mặt tích cực mà đại dịch mang tới. Tại Việt Nam, các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội có mật độ quy hoạch hoá cao. Vì vậy khi dịch bệnh bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh. Từ đó, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống hàng ngày. Do đó, về mặt tích cực thì sau đại dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch thế nào là hiệu quả nhất.

Mặt tích cực đầu tiên của Covid - 19 đối với thị trường BĐS nhà ở
Covid – 19 vẫn đem lại những ảnh hưởng tích cực cho thị trường BĐS

Các đô thị lớn ở một số nước có quy hoạch là các thành phố cách xa nhau, giữa các thành phố là rừng hoặc các khu đất trống thì tốc độ lây truyền dịch bệnh rất thấp. Còn các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam có mật độ dân số cao ở khu vực đô thị thì khi dịch bệnh diễn ra tốc độ lây truyền rất lớn.

Ảnh hưởng tích cực thứ hai của Covid – 19 đối với BĐS nhà ở

Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh, các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược chung dài hạn. Bất cứ chu kì hoạt động kinh tế nào cũng có suy và thịnh và suy có thể vì khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh… Đặc biệt dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế. Đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành kinh tế khi có sự cố xảy ra.

Riêng đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc. Nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của mình ở đâu. Đồng thời cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ, khó có thể vực dậy. Những tập đoàn lớn trên thế giới, có tuổi đời cả trăm năm về bất động sản, về điện – điện tử… nhưng vẫn vượt qua được. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian Covid-19 vừa qua có những doanh nghiệpr rất khó khặn. Có thể phá sản và không bao giờ vực dậy lại được. Đây là bài học dành cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh. Đặc biệt là bất động sản xem lại chiến lược dài hạn của mình.

Tình hình thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021

Nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã đón nhận những làn sóng Covid nặng. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người dân. Tuy nhiên không vì thế mà giá BĐS giảm sút.

Tình hình thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021
Thị trường bất động sản giảm sút đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh bùng nổ

Thị trường Việt Nam duy trì nền kinh tế ổn định, bất động sản vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. Năm 2020, FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD. Trong đó, riêng ngành BĐS chiếm 3,8 tỷ USD. Các chuyên gia cũng đánh giá năm 2021 là một năm thuận lợi cho BĐS về mọi mặt. Tín dụng hào phóng cho thị trường BĐS khi cam kết giải ngân đến 157 tỷ đồng trong 4 tháng. Những chính sách tích cực để giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho biết: ““Rõ ràng, với tình hình thực tế, Việt Nam vẫn là quốc gia hết sức thuận lợi trong mọi mặt. Việc thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Trong đó, BĐS rất thuận lợi bởi 2021 là năm đầu của kế hoạch. Việc phê duyệt hàng loạt dự án hạ tầng có tính chất thúc đẩy vô cùng lớn đối với BĐS”.

Thị trường bất động sản nhộn nhịp giai đoạn cuối năm

Đối với nhóm đầu tư cá nhân, nếu nhu cầu nhà ở là bức thiết. Nguồn tiền mua nhà đã có sẵn từ trước, không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế thì đây là cơ hội tốt để mua nhà. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư lướt sóng hay nhóm đầu tư ngắn hạn. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì tâm lý của họ là rất thận trọng. Tuy nhiên, vẫn dành sự quan tâm đặc biệt với bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng. Bên cạnh đó, khó khăn của các nhà đầu tư trong trường hợp này. Đó chính là việc sang Việt Nam để nghiên cứu thêm về thị trường lại gặp hạn chế do các đường bay chưa được mở lại.

Bất động sản là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy nền kinh tế phục hồi thì bất động sản mới có thể quay trở lại quỹ đạo. Bên cạnh đó, để các dự án bất động sản. Đặc biệt là phân khúc nhà ở có thể phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng. Cần có những biện pháp tốt hơn giải quyết những khó khăn về mặt thủ tục pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Bước đi nào cho thị trường bất động sản Việt Nam

Bước đi nào cho thị trường bất động sản Việt Nam
Thị trường bất động sản hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hậu Covid – 19

Tại Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản sau dịch Covid-19” do báo Tiền Phong tổ chức. Nhiều chuyên gia dự báo không có bức tranh địa ốc tăng trưởng thần tốc hay chỉ toàn màu hồng. Đặc biệt khi mở cửa nền kinh tế hậu giãn cách từ cuối năm 2021- 2022.

Theo ông Khương, hiện tại chúng ta đang ở tháng 10 cũng là đầu quý 4. Từ bây giờ đến đầu 2022 sẽ không có nhiều thay đổi lớn của thị trường bất động sản. Việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lướt sóng đẩy giá trong thị trường bất động sản trong thời gian tới là tương đối bất khả thi. Nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch. thêm nữa, còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.

Với quan điểm thận trọng hơn, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Việt Nam dự báo tuy các hoạt động kinh tế xã hội dần trở về trạng thái bình thường mới từ quý IV nhưng khó có thể kỳ vọng sự tăng trưởng đột phá từ thị trường địa ốc ở giai đoạn chuyển tiếp này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *