Trong quá trình xây nhà, tiền bạc luôn là vấn đề hàng đầu được gia chủ quan tâm nhiều nhất, nhất là khoản chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Để hạn chế nhất có thể về các khoản phát sinh này, gia chủ cần tham khảo các kinh nghiệm quan trọng đã được áp dụng thành công đối với nhiều người trước đây. 3 kinh nghiệm được tổng hợp là gia chủ cần theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công của nhà thầu qua lập bảng danh sách liệt kê công việc theo mốc thời gian rõ ràng, nên lựa chọn thuê khoán và bám sát tiến độ thi công, thường xuyên trao đổi với kiến trúc sư về những vấn đề gặp phải để đảm bảo mức kinh phí phù hợp và thời gian để hoàn thành căn nhà không bị kéo dài, lãng phí.
Vấn đề nan giải về chi phí phát sinh khi xây nhà
Khi xây nhà bạn phải tính toán số chi phí cần thiết để xây nhà. Sau đó, bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này trong quá trình xây nhà. Bởi vì chuyện xây nhà bao giờ cũng phát sinh chi phí. Phần chi phí có thể nằm trong dự tính của bạn. Song, nó cũng có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn. Nguyên nhân là bạn lỏng lẻo trong việc quản lý chi phí suốt quá trình xây nhà. Quan trọng nhất là bạn cần bám sát theo kế hoạch ban đầu. Bạn nên tránh nghe theo những lời bàn tán, góp ý từ quá nhiều người. Bạn cũng nên tránh khi tự cho rằng mỗi lần xây mỗi khó nên thành ra vung tay quá trán. Từ đó bạn phải vay mượn thêm từ bên ngoài.
Tâm lý chung của những người đã từng xây nhà là vào thời điểm sắp hoàn thành thường lo lắng. Thậm chí có người còn mất ăn mất ngủ. Bởi đây là thời điểm gấp rút, hay phải mua sắm thêm nguyên vật liệu và đồ đạc. Chúng dẫn tới việc phát sinh thêm các chi phí. Qua trao đổi với một số gia chủ đã từng xây nhà, nhằm giảm bớt sự lo lắng và các khoản phát sinh đã rút ra được 3 lưu ý quan trọng khi làm nhà như sau:
Theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ
Cần có bảng liệt kê công việc theo thời gian rõ ràng
Theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ là khó khăn mà các gia chủ thường hay gặp phải. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hoặc gặp được người tư vấn tốt, rành việc. Họ biết cách xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Nam chủ một căn nhà mới xây kể: “Lúc mới xây nhà ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi. Ngôi nhà thành hình dần và công việc tiến triển rất tốt. Nhưng khi đã xong phần thô đi vào hoàn thiện thì lại thấy công việc chậm hẳn. Vì ngày nào qua công trường ghé thăm ngôi nhà thì thấy ngôi nhà vẫn như thế. Thế nên sốt ruột, lo lắng và muốn điều chỉnh.
Thực ra để không bị ảnh hưởng tâm lý này thì gia chủ cần nắm rõ tiến độ nghĩa là các gia chủ cần phải có bảng liệt kê công việc theo thời gian rõ ràng, ngày này tuần này thì ngôi nhà phải làm đến đâu, nắm vững cái này sẽ biết được cái gì làm trước, cái gì làm sau từ đó sẽ biết được các việc mình cần làm. Thường vào cuối năm thì các thợ thầu giục đẩy nhanh tiến độ, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau”.
Kinh nghiệm đưa ra tiến trình thực hiện công việc cặn kẽ
Ví dụ như nhà ông Nam đưa ra là sơn nước, làm lan can, bông cửa và lát gạch. Ông yêu cầu làm dứt điểm trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt phải hoàn thành việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa rồi sau đó mới lót gạch. Lót xong thì thợ sơn chỉ việc sơn giặm và hạn chế việc dùng giàn giáo. Những kinh nghiệm này ông rút ra được từ một người quen trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn. Cuối năm thợ họ phải làm nhiều công trình, chủ thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Cho dù cẩn thận đến mấy sàn gạch cũng bị hư ít viên.
Giảm thiểu chi phí phát sinh và việc kéo dài thời gian nhờ thuê khoán
Chị Dương chủ một căn thiết kế nhà phố ba tầng tâm sự: “Nhắc đến chuyện xây nhà tôi vẫn còn sợ, tôi thuê kiến trúc sư thiết kế bản vẽ và thuê nhà thầu xây dựng nhưng tự mua sắm vật tư. Lúc đầu tôi bảo khoán cho họ làm và nhà thầu báo giá khoán trọn gói là 950 triệu. Tôi đi tham khảo người quen và theo tính toán của mình thì thấy tiết kiệm được khoảng 50 triệu nên quyết định không khoán nữa mà tự mình đi mua vật tư. Cuối cùng phát sinh nhiều hơn cả số tiền mà mình tính là tiết kiệm được”.
Thiệt hại về kinh phí đã đành, đằng này lại thiệt hại cả về thời gian. “Đến lúc chọn thiết bị nhà vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn cho căn nhà thì tôi thật sự choáng ngợp. Tôi choáng ngợp và phân vân giữa hàng trăm mẫu gạch cùng trăm loại giá khác nhau và rất nhiều lời khuyên của người bán, rồi của thợ mà lời khuyên nào cũng hợp lý. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc hoàn thành. Bây giờ nhìn lại thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn khá nhiều tiền mà không thấy đẹp. Chẳng lẽ đục ra làm lại”, chị Dương chia sẻ thêm.
Bám sát theo dõi công trình và thường xuyên trao đổi với kiến trúc sư
Anh Long ở Hoàng Cầu chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn và khoán gọn từ A đến Z. Dẫu thế tôi vẫn phải bám sát theo dõi công trình và làm những phần việc chủ nhà cần làm và đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong giai đoạn hoàn thiện có lúc có khi đến mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình nhưng vẫn không thấy rối. Còn về chuyện vật tư dù mình đã khoán toàn bộ, trong hợp đồng ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công vẫn phải xem lại tận mắt từng mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh,… Xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước khi thi công”.
Anh còn nói thêm “Cái quan trọng với tôi là cách bố trí phòng. Mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc và không phải sửa đổi lại khi thi công. Đơn giản như mình phải hình dung được giường nằm ở đâu, công tắc điện chỗ nào, giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Trong quá trình trao đổi cùng với kiến trúc sư có thể có những ý kiến khác nhau. Nhưng phải xét kỹ theo ý mình và nên nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn. Vì mình chỉ là có kinh nghiệm qua vài ba căn nhà, đâu thể bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây hàng trăm căn nhà”.